--> -->

Đã tìm được “kháng sinh” cho thị trường vàng

Với các biện pháp bình ổn thị trường của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước đang trong xu hướng giảm về ngưỡng gần với giá vàng thế giới. Mặc dù đã bước đầu tìm được “kháng sinh” cho thị trường vàng, nhưng để thị trường này ổn định bền vững và không “nhờn thuốc” hay “tái phát”, cần có những giải pháp dài hơi hơn.
4 ngân hàng thương mại tham gia bán vàng trực tiếp tới người dân Đề nghị 3 bộ vào cuộc quản lý thị trường vàng

Tại cuộc họp trao đổi về chính sách quản lý thị trường vàng, ngày 9/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động, vàng là “câu chuyện” của quốc tế chứ không chỉ riêng Việt Nam. Triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp.

Đã tìm được “kháng sinh” cho thị trường vàng
Ảnh minh họa.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã chọn giải pháp đấu thầu vàng - từng triển khai năm 2013. Tuy nhiên, chênh lệch giá bán vàng miếng SJC với giá thế giới chưa giảm như kỳ vọng. Tiếp sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai biện pháp can thiệp mới, cụ thể, từ 3/6, bán vàng trực tiếp đến người dân qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty Vàng bạc đá quý (SJC). Qua một tuần triển khai, bước đầu đã đạt được là chênh lệch giá bán vàng miếng SJC và giá vàng thế giới đã được thu hẹp. Phương án mới này được dư luận đồng tình ủng hộ và cho rằng sẽ có kết quả giảm giá chênh theo mục tiêu.

Theo ông Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, có thể nói, trong hơn 12 năm qua, Nghị định 24 đã có đóng góp quan trọng cùng với các chính sách như không cho các tổ chức tín dụng huy động vàng, không cho các giao dịch vàng qua các sàn…, Từ đó có thể nhận ra, tập quán của người dân Việt Nam đã thay đổi nhiều, vàng không là phương tiện trao đổi, định giá, thậm chí không còn là phương tiện cất giữ tài sản nữa.

“Sắp tới, tôi nghĩ việc giá cả bao nhiêu sẽ để thị trường quyết định. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước với tư cách nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc gia, mà vàng là tài sản có nguyên liệu do thị trường quốc tế quyết định nên cần giữ lấy quyền xuất nhập khẩu vàng. Còn việc chế biến gia công nên trao lại cho doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng có điều kiện. Như vậy chúng ta sẽ chứng kiến sự điều tiết của thị trường vàng theo quy luật cung cầu và giá cả chắc chắn sẽ không có sự chênh lệch như thời gian vừa qua”, ông Trương Văn Phước nêu quan điểm cá nhân.

Về phía người dân, ông Trương Văn Phước khuyên nên thận trọng, mua ít, phòng trường hợp vàng xuống giá sẽ không phải gánh những khoản lỗ. “Nếu một hôm không cầm một thỏi vàng thì chắc chắn chúng ta vẫn sống, nhưng nếu một hôm chúng ta không có xăng dầu, không có phân bón, gạo, nhu yếu phẩm thì sẽ thế nào?”.

Với góc nhìn của biến động thị trường, ông Trương Văn Phước cho rằng, lúc này người dân cần hết sức thận trọng bởi nhiều biến số kinh tế của Mỹ và châu Âu…

Các chuyên gia cũng cho rằng, về giải pháp dài hơi cần sớm sửa đổi Nghị định 24 theo hướng xoá bỏ độc quyền kinh doanh vàng miếng, nên cho phép nhiều đơn vị hơn được sản xuất kinh doanh vàng miếng (trong đó có sự tham gia của các ngân hàng lớn) và cho phép các đơn vị này được phép nhập khẩu vàng. Trong quá trình sửa đổi Nghị định cũng nên tính đến việc đánh thuế các giao dịch vàng.

Làm rõ hơn những vấn đề trên thị trường vàng hiện nay, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng cho biết, giá vàng trên thế giới tăng mạnh thời gian qua là do một số nguyên nhân chủ yếu như: căng thẳng địa chính trị trên thế giới, xu hướng giảm lãi suất của một số Ngân hàng Trung ương trên thế giới, một số Ngân hàng Trung Quốc đẩy mạnh mua vàng. Điều này khiến nhu cầu vàng trên thế giới tăng, qua đó đẩy giá vàng tăng theo. Thống kê cho thấy, trong 2 năm vừa qua giá vàng trên thế giới đã tăng khoảng 30%.

Ngoài ra, các diễn biến không mấy tích cực từ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu, lãi suất tiết kiệm ở mức thấp… dẫn đến vàng càng hấp dẫn. Thống kê cho thấy, có thời điểm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới lên tới 26%. Do đó, Phó Thống đốc cho rằng, không loại trừ có yếu tố thao túng thị trường.

Ông Phạm Quang Dũng cũng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đánh giá sức hấp dẫn của vàng còn rất lớn; nhu cầu dự trữ vàng trong dân lớn. Do đó, cần nghiên cứu khai thác nguồn lực vàng vào sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu Nghị định 24, mục tiêu chống vàng hóa nền kinh tế, không để vàng hóa tác động đến điều hành chính sách tiền tệ, đến tỷ giá, ngoại hối, cán cân thanh toán; không để giá vàng chênh lệch cao so với giá thế giới; không để vàng ảnh hưởng đến chính sách kinh tế, không tác động tâm lý xã hội; nghiên cứu từng bước đưa nguồn lực vàng trong dân vào sản xuất - kinh doanh.

Hiện nay đang lan truyền thông tin thất thiệt về việc Ngân hàng Nhà nước thiếu vàng để bán. Tại nhiều điểm bán vàng, có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với cơ quan công an để xác minh và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng thị trường. Đồng thời, với việc duy trì cung ứng vàng miếng SJC để đáp ứng các nhu cầu chính đáng và hợp pháp của người dân, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chủ động triển khai các giải pháp để đấu tranh mạnh mẽ với hiện tượng đầu cơ, gom hàng.

Bên cạnh đó, việc thanh tra để làm rõ các sai phạm nếu có của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng cũng đang được khẩn trương, quyết liệt triển khai, đặc biệt là ở 2 địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới của toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.
Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Sáng 23/7, Đảng bộ phường Hoàn Kiếm long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển", Đại hội khẳng định quyết tâm xây dựng địa phương trở thành đô thị biển văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.

Tin khác

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (23/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm sâu

Hôm nay (23/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc chiến thương mại đang âm ỉ giữa hai nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ kìm hãm tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu do kéo giảm hoạt động kinh tế. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,22 USD/thùng, giảm 1,42%, giá dầu WTI ở mốc 66,08 USD/thùng, giảm 1,58%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm, hiện ở mức 25.179 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY)giảm 0,46%, xuống mức 97,40.
Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (23/7): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở trong nước đã tăng mạnh, với mức tăng cao nhất 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã vượt qua mốc 3.400 USD/ounce.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD trong các ngân hàng thương mại tiếp tục đứng yên khi thị trường thế giới quay đầu giảm.
Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Hôm nay (22/7), giá dầu giảm khi các lệnh trừng phạt mới nhất của châu Âu đối với dầu của Nga được dự đoán sẽ có tác động rất hạn chế đến nguồn cung. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,77 USD/thùng, giảm 0,71%, giá dầu WTI ở mốc 66,91 USD/thùng, giảm 0,67%.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Hôm nay (21/7), giá dầu thế giới tăng nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent tăng 0,12 USD/thùng, tương đương 0,17%, giảm 0,35%, giá dầu WTI tăng 0,17 USD/thùng, tương đương 0,25%.
Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.185 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,46 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động