-->

Đa dạng cách thức dạy lịch sử

(LĐTĐ) Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Vấn đề đặt ra để học sinh yêu sử, có lòng tự tôn dân tộc, điều quan trọng phải đa dạng hóa cách học và dạy lịch sử.
Dạy Lịch sử qua phần mềm điện tử Thầy giáo dạy Lịch sử bằng thơ xác lập Kỷ lục Việt Nam

Tầm quan trọng của lịch sử

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh, lịch sử xét đến cùng là những gì đã đi qua, được con người hiện tại thống kê, thể hiện lại. Lịch sử của mỗi quốc gia có số phận riêng được quyết định bởi đặc điểm địa lý nhân văn và bản lĩnh của dân tộc đó. Lịch sử là “kho chứa”, là sự tích hợp các giá trị và cũng vì thế, lịch sử trở thành một trong những điểm tựa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên con đường phát triển.

Đa dạng cách thức dạy lịch sử
Các nhà trường đã và đang triển khai nhiều phương pháp giảng dạy môn Lịch sử phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Về tầm quan trọng và những giá trị của lịch sử, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài diễn ca “Lịch sử nước ta” gồm hơn 200 câu lục bát trình bày lịch sử Việt Nam từ thời Vua Hùng dựng nước đến năm 1941. Ngay từ những câu đầu tiên, Bác đã khẳng định vị trí quan trọng của lịch sử dân tộc: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam/Kể năm hơn bốn ngàn năm/Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà”.

Trân trọng lịch sử, tự hào về truyền thống giữ nước của dân tộc, Bác đã dùng những từ ngữ phổ thông, dân dã, dễ hiểu, dễ nhớ để ca ngợi, tri ân, vinh danh các triều đại vua chúa, các đấng anh hùng có tài trị quốc an dân, phát triển đất nước, diệt giặc ngoài thù trong… Bác đã chọn lọc, xác định giới thiệu những nhân vật, những sự kiện chân thực khách quan đủ để khôi phục chính xác bức tranh hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc với những nét cơ bản về truyền thống yêu nước, đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Tác phẩm là một cách truyền tải lịch sử phù hợp trong điều kiện phần lớn người Việt Nam lúc bấy giờ đều không biết đọc, biết viết. Chính từ những vần thơ ấy, chính hiểu rõ được lịch sử của dân tộc mà lớp lớp người Việt Nam tự nguyện hiến dâng thân xác của mình đi theo cách mạng, đi theo Bác làm nên những thắng lợi mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.

“Lịch sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại, không có quá khứ thì cũng không có tương lai. Lịch sử là niềm kiêu hãnh, là khúc tráng ca, là cả những đau đớn và thật sự là bài học kinh nghiệm để thế hệ sau nhận rõ những cạm bẫy, chông gai để không mắc phải sai lầm của thế hệ đi trước… Những bài học lịch sử rất có ích để thế hệ mai sau tỏ lòng kính trọng các thế hệ cha ông đã có công dựng xây Tổ quốc, là cơ sở để các em học sinh tiếp nối niềm tự hào dân tộc nhằm mạnh mẽ hơn trong xây dựng đất nước hiện nay”, Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh bày tỏ.

Thay đổi cách thức dạy và học Lịch sử

Lịch sử là môn học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay, môn Lịch sử chưa thật sự được coi trọng. Nhiều học sinh chưa hứng thú đối với môn học, thái độ học tập mang tính đối phó, nặng về ghi nhớ máy móc, không hiểu bản chất của sự kiện... Thực trạng trên đặt ra vấn đề mỗi người dạy cần thay đổi một cách tích cực, hướng tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời giúp học sinh phát huy năng lực của bản thân, trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Có thể nói, một dân tộc vững mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào nền văn hóa tự cường của họ. Và truyền thống văn hóa có vững mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình yêu sử, tình yêu dân tộc nước nhà. Lịch sử là quá khứ, nhưng tồn tại song song với thực tại. Khi chúng ta nhìn về quá khứ, giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, chúng ta có thể viết nên những trang mới cao đẹp hơn, một tương lai sáng lạn hơn với mọi nét văn hóa truyền thống được bảo tồn bằng một tình yêu lịch sử.

Theo ghi nhận, thời gian qua, các đơn vị, trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử. Cùng đó, các nhà trường cũng kết hợp các nội dung liên quan đến lịch sử trong nhiều bộ môn khác dưới những hình thức khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh.

Chẳng hạn, tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội), các thầy cô giảng dạy bộ môn Lịch sử đã có kế hoạch chuẩn bị bài giảng công phu, chu đáo cả về nội dung lẫn đồ dùng dạy học. Đặc biệt, các thầy cô luôn đổi mới phương pháp dạy học thông qua những sự kiện, mẩu chuyện, hình ảnh minh hoạ giúp học sinh lắng nghe và hiểu tường tận kiến thức, từ đó yêu thích bộ môn Lịch sử một cách tự nhiên.

Cùng đó, nhà trường cũng tổ chức tìm hiểu kiến thức lịch sử qua các tiết chào cờ, sinh hoạt, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo viên tìm hiểu, quan tâm đến học sinh trong lớp, nắm được tâm sinh lý lứa tuổi để có sự ứng xử cho phù hợp, biết lắng nghe và thấu hiểu các em, biết khen đúng lúc để kích thích sự ham học của học sinh, tránh gây áp lực cho các em…

“Mỗi bài dạy là một nội dung, một sự kiện, một nhân vật lịch sử, cũng có thể là nhiều nội dung, nhiều sự kiện lịch sử. Qua các sự kiện lịch sử, giáo viên nên liên hệ thực tế để giáo dục học sinh, gắn học đi đôi với hành, giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung bài học. Nhà trường cũng tổ chức các hoạt động tự học, tự nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thầy cô giao các dự án học tập; hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, ghi chép bài. Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá kết hợp với học sinh tự đánh giá lẫn nhau để tăng hiệu quả học tập môn Lịch sử”, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi Nguyễn Thị Xinh chia sẻ.

Với lợi thế nằm tại trung tâm quận Ba Đình (Hà Nội), mảnh đất linh thiêng hào hoa, giàu truyền thống lịch sử, thầy và trò Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương may mắn có nhiều cơ hội lớn lên cùng với những không gian văn hóa lịch sử quan trọng của cả nước ngay trên địa bàn của mình như: Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội, Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh... Đó là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện một cách sáng tạo chủ trương giáo dục truyền thống lịch sử địa phương trong trường phổ thông. Những buổi trải nghiệm đầy ý nghĩa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh hay tham gia những không gian văn hóa qua những chương trình tại Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội, Lăng Bác, Tòa nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, tham quan tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà Đại tướng Nguyễn Chí Thanh...

Những hoạt động kể trên không chỉ mang đến cho các học sinh mà còn cả với đội ngũ giáo viên những trải nghiệm về văn hóa, lịch sử dân tộc tuyệt vời, qua đó nhà trường đã thực hiện tốt sứ mệnh giáo dục của mình để những giá trị lịch sử bền vững muôn đời được trao truyền đến các học sinh theo nhiều cách thức mới mẻ khác nhau và được các em đón nhận một cách tự nhiên nhất, trân trọng nhất.

Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử hào hùng. Lịch sử tạo nên cốt cách, hình hài của người Việt. Nhờ vào lịch sử, dựa chính vào lịch sử, tôn trọng lịch sử mà dân tộc ta đứng vững không bị đồng hóa và thôn tính. Bởi vậy, đừng để lịch sử bị lãng quên./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng, các Ban LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

(LĐTĐ) Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều du khách trong và ngoài nước chọn cho mình tour du lịch miền Tây Nam Bộ. Chuyến du lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ mang đến trải nghiệm độc đáo, du khách được tham quan miệt vườn, khám phá những cù lao nổi tiếng trên hai dòng sông Tiền và sông Hậu, thưởng thức các món đặc sản miền Tây, trở về miền ký ức xưa nơi làng quê Nam Bộ…

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động