-->

Đã có thể xem Covid-19 là bệnh đặc hữu thông thường?

Tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng lớn, hệ thống y tế bắt đầu thích ứng với mô hình dịch bệnh. Vậy đã đến lúc có thể nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch và có thể xem Covid-19 như một bệnh chuyên khoa đặc hữu nào đó hay chưa?
Để nhanh chóng chiến thắng "giặc" Covid-19: Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ! Thủ tướng chỉ đạo hàng loạt giải pháp trước những diễn biến mới trong nước và quốc tế

Đầu tháng 2 vừa qua, Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu chấm dứt mọi luật lệ liên quan đến virus SARS-CoV-2.

Theo quan điểm của Chính phủ Đan Mạch và suy nghĩ của đại đa số người dân (Đan Mạch có 5,8 triệu dân) thì virus SARS-CoV-2 không còn được coi là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội". Số ca nhiễm vẫn cao - rất cao nhưng người Đan Mạch đã sẵn sàng bước tiếp. Ngay cả khi có kết quả dương tính, người mắc không còn có nghĩa vụ pháp lý phải tự cách ly.

Tiếp sau Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển và nhiều quốc gia châu Âu cũng chuẩn bị công bố thoát khỏi đại dịch Covid-19 vào đầu tháng Tư này.

Về lý thuyết, đại dịch có thể coi là đã qua đi khi các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 không còn được xếp vào mức khẩn cấp toàn cầu. Song đến nay, các tiêu chí để đưa ra quyết định này chưa được xác định chính xác.

Vì thế, thay vì chờ đợi thụ động vào WHO, tại các khu vực có dân chúng tiêm chủng đạt tỷ lệ cao, giới chính khách và một số chuyên gia y tế công cộng đang thúc đẩy cách tiếp cận mới đối với Covid-19 - xem căn bệnh này là một phần của cuộc sống.

Quan điểm của Bộ Y tế Thái Lan là Covid-19 đã lây lan trong hơn hai năm qua. Các xu hướng cho thấy dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát và hiện không quá nghiêm trọng, nhất là với người đã tiêm đủ vaccine.

Giới chức y tế Thái Lan sẽ nỗ lực hành động để đẩy nhanh quá trình tiến tới tuyên bố “Covid-19 là bệnh đặc hữu theo một bộ tiêu chí riêng” thay vì chờ đợi căn bệnh này tự nhiên trở thành bệnh đặc hữu, bởi như vậy có thể tốn nhiều thời gian hơn.

Virus SARS-CoV-2 qua kính hiển vi. Nguồn: NIAID-RML/Handout/REUTERS.
Virus SARS-CoV-2 qua kính hiển vi. Nguồn: NIAID-RML/Handout/REUTERS.

Còn ở Việt Nam, khi nào có thể xếp Covid-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường? Quan điểm này hiện có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia trong nước.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng: Đến thời điểm này cần coi Covid-19 là bệnh lý chuyên khoa và cần xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. Việc này tương tự như khi bạn bị bệnh nào thì sẽ tìm đến chuyên khoa đó để khám và điều trị. Việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh Covid-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lý khác, nghĩa là có thể do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.

Xác định được tâm thế ấy, chúng ta hoàn toàn có thể bình tĩnh sống với Covid-19 và chủ động mở cửa cho các hoạt động kinh tế - xã hội như trước thời điểm dịch bùng phát.

Đề xuất thay đổi quan điểm về dịch bệnh để không bị khủng hoảng là ý kiến của BS Trần Văn Phúc ở Bệnh viện Đa khoa Xanh – Pôn. Bác sĩ Phúc cho rằng, nếu chúng ta cứ mắc kẹt trong cái bẫy mang tên “Đại dịch Covid-19”, khi mà biến thể Omicron đang bắt đầu tấn công ồ ạt, thì chúng ta sẽ đối mặt với khủng hoảng khan hiếm nghiêm trọng về kit xét nghiệm, khủng hoảng nguồn nhân lực lao động, khủng hoảng về hệ thống y tế với nguy cơ đổ vỡ.

Bác sĩ Trần Văn Phúc cho rằng, Việt Nam cũng đã đến thời điểm coi Covid-19 là bệnh lý đường hô hấp, tương tự như các bệnh lý đường hô hấp do các virus khác gây nên. Có nghĩa là trả Covid-19 về cho tuyến y tế điều trị. Các bệnh viện đa khoa sẽ thành lập khoa Covid-19, hoặc ít nhất là đơn nguyên chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Covid-19, thậm chí có những khoa dành riêng phòng điều trị bệnh nhân Covid-19. Công việc chẩn đoán và điều trị giao cho bác sĩ lâm sàng.

Trong khi đó các chuyên gia về truyền nhiễm lại có những đánh giá thận trọng hơn về thời điểm xem xét Covid-19 là bệnh đặc hữu thông thường.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, chúng ta chưa thể chắc chắn rằng, việc kiểm soát đã thật sự ổn định về tỷ lệ mắc mới. Ông cho rằng, muốn đưa về bệnh đặc hữu là bệnh lưu hành hàng năm thì phải ổn định về số ca mắc, nhưng ca mắc Covid-19 hiện vẫn bùng lên và rất thất thường, khó đoán.

Kỳ vọng về miễn dịch cộng đồng ở trong nước ở thời điểm này cũng không thể đạt vì theo PGS.TS Trần Đắc Phu, miễn dịch cộng đồng gồm miễn dịch mắc phải và miễn dịch do tiêm chủng. Nếu so sánh với các nước Tây Âu có quan điểm coi Covid-19 như bệnh đặc hữu sẽ thấy, dù Việt Nam tỷ lệ tiêm chủng tốt nhưng vẫn chưa cao bằng họ. Hơn nữa, các quốc gia này ngoài việc tiêm chủng, họ đã trải qua 3-4 đợt dịch Covid-19 lớn, như vậy tỷ lệ dân số mắc cũng đã rất cao. Trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này còn thấp, nghĩa là miễn dịch cộng đồng chưa cao.

Ngoài ra, ở các quốc gia Tây Âu, chủng Omicron đã xuất hiện, bùng phát một thời gian và hiện đang theo chiều hướng đi xuống, còn Việt Nam chưa đạt được điều đó. Số ca mắc mới, theo nhận định, sẽ tiếp tục tăng trong 1-2 tuần nữa.

PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM cũng cho rằng coi Covid-19 là bệnh lý thông thường ở thời điểm này sẽ có nhiều hệ quả không tốt. Thứ nhất, người dân sẽ chủ quan, xem thường; Thứ hai, khi đã rút Covid-19 ra khỏi nhóm A truyền nhiễm, nếu xuất hiện chủng mới thì rất khó áp dụng các biện pháp kiểm soát từ Nhà nước, ví như yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang, không tụ tập đông người nơi công cộng. Thứ ba, nếu coi Covid-19 là bệnh thông thường thì chi phí điều trị sẽ do người bệnh chi trả. Trong tình huống này có người chi trả được nhưng một bộ phận đáng kể sẽ gặp khó khăn, nhất là khi lây nhiễm dịch bệnh ngoài mong muốn nhưng phải chi trả khoản chi phí y tế không nhỏ.

Có thể nói, 2 năm qua, dịch bệnh đã làm đảo lộn mọi thứ, để đối phó với Covid-19 chúng ta đã phải nỗ lực rất nhiều. Nhiều quyết sách trong phòng chống dịch đã thay đổi để chúng ta mở cửa các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có việc xem xét phân loại Covid-19 vào nhóm bệnh lý thông thường để nới lỏng các quy định. Tuy nhiên, quyết định này hiện vẫn phải dựa trên mức độ virus lây lan trong nước, tỉ lệ ca nhiễm trở nặng, tử vong cũng như nguy cơ ca nhiễm mới bùng phát thành đại dịch lớn, và cả nguồn lực sẵn có về vaccine, thuốc điều trị. Vì thế việc chắc chắn có thể tuyên bố Covid-19 là bệnh thông thường ở nước ta cần phải thêm một thời gian nữa./.

Theo Phạm Trang/vov.vn

https://vov.vn/goc-nhin/blog/da-co-the-xem-covid-19-la-benh-dac-huu-thong-thuong-post927453.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động