Cựu Tổng Giám đốc PVC Kinh Bắc: Không dám kiện ông Trịnh Xuân Thanh để đòi nợ
Ông Đinh La Thăng phủ nhận trách nhiệm trong việc lựa chọn nhà thầu Xét xử vụ Ethanol Phú Thọ: Triệu tập thêm một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan |
Sáng 9/3, phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ được tiếp tục với phần xét hỏi.
Trình bày tại Tòa, đại diện Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) thừa nhận việc dừng thi công dự án này đã gây thiệt hại đúng như cáo trạng đã nêu.
Trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, đại diện Công ty PVB cho biết, dự án Ethanol Phú Thọ được thi công từ cuối năm 2009, đến tháng 3/2013 phải tạm dừng vì nhà thầu không đủ năng lực để tiếp tục triển khai dự án. Việc dừng thi công dự án này đã gây thiệt hại cho PVB hơn 543 tỷ đồng, đúng như cáo trạng đã truy tố.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại Tòa. |
Trong đó, hiệu quả đầu tư của dự án chưa được phát huy, chi phí đào tạo nhân lực lãng phí, hàng trăm kỹ sư, công nhân, lao động rơi vào tình trạng không có việc làm, trang thiết bị máy móc bị “đắp chiếu”, gây lãng phí cho Nhà nước…
Liên quan đến 3.400 m2 đất tại Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), theo hồ sơ vụ án, bị cáo Đỗ Văn Hồng (Tổng Giám đốc PVC Kinh Bắc) bán lại cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Mai Phương (do Trịnh Xuân Thanh thành lập khi còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) với giá 23,8 tỷ đồng. Nhưng Công ty Mai Phương chỉ thanh toán 20,8 tỷ đồng, hưởng lợi 3 tỷ đồng.
Khai tại tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận có chuyện bàn bạc về việc tạm ứng tiền để mua đất. Thanh cũng cho rằng bị cáo không biết gì về khoản nợ 3 tỷ đồng này, không thấy bị cáo Hồng đòi.
Về phần mình, ông Hồng thừa nhận có dùng tiền tạm ứng để mua đất ở Tam Đảo nhưng phủ nhận việc có sự bàn bạc với Trịnh Xuân Thanh. Toàn bộ thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất từ PVC Kinh Bắc sang cho Công ty Mai Phương, bị cáo làm việc trực tiếp với Trịnh Xuân Thanh, không làm việc với ai khác. Công ty Mai phương đã trả 20,8 tỷ đồng tiền mua đất, còn nợ 3 tỷ đồng chưa trả.
Trả lời về việc chuyển tiền tạm ứng sang góp vốn, bị cáo Hồng cho rằng, việc tăng vốn để phục vụ hoạt động của Công ty. Việc nhận góp vốn bằng tiền, tài sản đều hợp pháp.
Theo lời khai của bị cáo Hồng, số tiền 3 tỷ đồng còn thiếu, bị cáo có đòi và ông Trịnh Xuân Giới (bố của Trịnh Xuân Thanh) hứa trả nợ, nhưng ông Giới đã không thực hiện lời hứa. Và với vị trí của Trịnh Xuân Thanh, cựu Tổng Giám đốc PVC Kinh Bắc không dám mở miệng đòi nợ trực tiếp hay khởi kiện hoặc dùng các biện pháp dân sự khác.
Theo truy tố năm 2009, Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) góp 2,5 tỷ đồng (tức 5%) để thành lập PVC Kinh Bắc và ký hợp đồng số 173 cho PVC Kinh Bắc thi công một số hạng mục tại nhà máy Polyester Đình Vũ với giá trị hơn 132 tỷ đồng.
Quá trình này, Trịnh Xuân Thanh - Chủ tịch PVC bàn bạc với Đỗ Văn Hồng - Chủ tịch PVC Kinh Bắc việc tìm mua đất xây dựng khu nghỉ dưỡng. Hồng giới thiệu khu đất 3.400m2 tại thị trấn Tam Đảo đang được rao bán với giá 23,8 tỷ đồng. Bị cáo Thanh đồng ý và thống nhất sẽ dùng chức vụ của mình để PVC cho PVC Kinh Bắc tạm ứng 25 tỷ đồng theo hợp đồng số 173 nói trên nhằm có tiền mua đất dù việc này trái hợp đồng.
Đến năm 2010, các bị cáo Thanh, Hồng bàn bạc việc tăng vốn điều lệ của PVC Kinh Bắc từ 50 tỷ lên 150 tỷ đồng. Do các cổ đông khác góp được 129 tỷ đồng, bị cáo Hồng gửi văn bản đề nghị PVC góp 21 tỷ đồng còn lại cho đủ số 150 tỷ đồng.
Trịnh Xuân Thanh sau đó lợi dụng việc này để hợp thức hóa 25 tỷ đồng dùng để mua đất Tam Đảo. Theo truy tố, bị cáo Thanh đã yêu cầu cấp dưới tại PVC làm thủ tục chuyển số 25 tỷ đồng tạm ứng theo hợp đồng 173 thành tiền góp vốn, nâng tỷ lệ góp tại PVC Kinh Bắc lên 15,67%.
Song song, Trịnh Xuân Thanh lập Công ty Mai Phương, nhờ bố đẻ là ông Trịnh Xuân Giới đứng tên và dùng doanh nghiệp này mua lại khu đất 3.400m2 trên của PVC Kinh Bắc với giá đúng 23,8 tỷ đồng nhưng nợ lại 3 tỷ đồng, đến nay chưa thanh toán.
Cơ quan truy tố cho rằng, Trịnh Xuân Thanh đã lợi dụng tiền góp vốn của PVC vào PVC Kinh Bắc để mua khu đất tại Tam Đảo. Đến năm 2020, các cơ quan giám định kết luận phần vốn trị giá 21 tỷ đồng của PVC tại PVC Kinh Bắc chỉ còn giá trị hơn 7,7 tỷ đồng, tức việc ông Thanh mua đất khiến PVC thua lỗ hơn 13,2 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Tin nóng 23/01/2025 20:43
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Tin nóng 23/01/2025 20:10
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết
Tin nóng 23/01/2025 13:42
Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"
Tin nóng 23/01/2025 10:23
Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay
Tin nóng 22/01/2025 23:39
Thông tin xuyên tạc Nghị định 168/2024, Facebooker bị xử phạt 7,5 triệu đồng
Tin nóng 22/01/2025 14:15
Người đàn ông bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"
Tin nóng 19/01/2025 20:09
Vụ án 4 người tử vong ở Phú Xuyên: Hung thủ có dấu hiệu trầm cảm, tâm lý bất thường
Tin nóng 19/01/2025 07:50
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu
Tin nóng 18/01/2025 18:48
Khẩn trương xác minh nguyên nhân 4 người tử vong bất thường ở huyện Phú Xuyên
Tin nóng 17/01/2025 18:41