-->

Cưới văn minh nhìn từ huyện Quốc Oai

Thực hiện Chỉ thị số 11 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội” một số nơi đã triển khai khá tốt, trong đó huyện Quốc Oai là một trong những ví dụ điển hình.
Kỳ 1: Khi niềm vui trở thành nỗi niềm Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở Kỳ cuối: Chuyện cưới xưa và lời giải cho cưới nay

Cách làm hay từ địa phương

Trước thời điểm ban hành Chỉ thị 11-CT/TU, tại xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, không ít nhà vẫn còn nhiều thủ tục nặng nề, khi gia đình có việc cưới đều tổ chức ăn uống linh đình, dài ngày, kèm theo nhiều hủ tục lạc hậu gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc. Một số đám cưới có xu hướng phô trương, vụ lợi. Đặc biệt việc ăn uống tràn lan dễ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm tập thể, hiện tượng cờ bạc trá hình trong đám cưới làm mất trật tự an ninh. Những tác động tiêu cực đó đã làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa thanh lịch của cộng đồng xã hội, không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

Cưới văn minh nhìn từ huyện Quốc Oai

Huyện Quốc Oai tổ chức tổng kết Chỉ thị số 11-CT/TU của Thành ủy về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhân dân xã Phượng Cách đã tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình, mở mang ngành nghề sản xuất, kinh doanh,.. Năm 2015, xã Phượng Cách được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành và quản lý của chính quyền.

Đặc biệt, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới cũng luôn được quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền từ xã đến các thôn, nổi bật là vai trò tham mưu tích cực của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Công tác kiểm tra, sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể được tăng cường đã phần nào loại bỏ các thủ tục rườm rà trong việc cưới, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Công chức văn hóa - xã hội xã Phượng Cách cho biết: "Việc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU đã được quần chúng nhân dân, trong đó có các đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tích cực hưởng ứng góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp được phát huy; hạn chế và từng bước loại bỏ hủ tục lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới. Hầu hết các lễ cưới ở địa phương đã giảm được các tập tục nghi lễ rườm rà, nặng tính phô trương lãng phí; tục lệ thách cưới về tiền mặt cũng như các vật chất khác đã giảm dần".

Phần lớn nam nữ kết hôn đều tự nguyện, trước khi tổ chức lễ cưới đều tiến hành đăng ký kết hôn, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá; không tổ chức đám cưới nhiều lần, nhiều ngày; không mở nhạc trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Tình trạng ăn uống linh đình kéo dài nhiều ngày giảm hẳn, việc tổ chức ăn uống có nhiều đổi mới theo hướng tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thủ tục đăng ký kết hôn và trao giấy kết hôn cho các đôi nam nữ tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã được tổ chức theo đúng Luật định, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lịch sự.

"Đặc biệt, từ năm 2020 đến đầu năm 2022, tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, thực hiện theo chỉ thị chỉ đạo phòng chống dịch của Trung ương, thành phố Hà Nội và huyện Quốc Oai, Ủy ban nhân dân xã Phượng Cách đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là trong các đám cưới", bà Nguyễn Thị Thu Hương - Công chức văn hóa - xã hội xã Phượng Cách cho biết.

Theo đó, lãnh đạo địa phương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, các ban ngành đoàn thể đã tới tuyên truyền, vận động các gia đình không tổ chức ăn uống với số lượng đông người, chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình; hoặc tạm thời hoãn tổ chức tiệc cưới. Do đó, người dân cũng đã có ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch; tuỳ từng giai đoạn diễn ra dịch bệnh, các đám cưới tiến hành với hình thức gọn nhẹ, báo hỷ trong phạm vi người thân gia đình, có thời điểm có nhiều cặp đôi chỉ đăng ký kết hôn.

Trong 10 năm (từ 2012 đến 2021) trên toàn xã Phượng Cách đã có 473 đám cưới, không có cưới tảo hôn, số đám cưới thực hiện theo nếp sống mới đạt 97,5%.

Duy trì những mô hình tiêu biểu

Xã Phượng Cách là một trong những địa phương thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới xin của huyện Quốc Ooai. Qua 10 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội”, huyện Quốc Oai đã được nhiều kết quả ghi nhận, toàn huyện có 15.212 đám cưới thực hiện theo nếp sống văn minh (chiếm 95,9%).

Cưới văn minh nhìn từ huyện Quốc Oai

Huyện Quốc Oai các tập thể cá nhân được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện và Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội.

Số đám cưới theo mô hình mới hiệu quả, tiết kiệm (theo Kế hoạch 141 của UBND Thành phố; chỉ tổ chức báo hỷ, tiệc ngọt hoặc chỉ đăng ký kết hôn) là 2.918 (chiếm 18,4%). Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã tổ chức điểm 38 đám cưới văn minh, chỉ liên hoan tiệc trà, bánh kẹo và được Ban chỉ đạo huyện và chính quyền cơ sở đến dự, tặng quà và trao giấy đăng ký kết hôn tại nhà văn hoá thôn, tổ dân phố, cụm dân cư; Hội Phụ nữ các xã, thị trấn hỗ trợ cùng gia đình việc tiếp khách, văn nghệ, phông bạt đám cưới….

Việc tuân thủ các quy định về nếp sống văn hóa và quy ước, hương ước của thôn, bản trong việc cưới ngày càng được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện nghiêm túc. Qua đó đã phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới.

Trong 2 năm 2020, 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều gia đình chỉ tổ chức liên hoan đám cưới trong phạm vi hẹp; hoặc tạm thời hoãn tổ chức tiệc cưới; chỉ báo hỷ trong phạm vi người thân gia đình; chỉ đăng ký kết hôn... nhiều địa phương thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới như các xã: Ngọc Liệp, Nghĩa Hương, Thị trấn, Đông Yên, Thạch Thán, Phượng Cách…

Đồng chí Đàm Công Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện cho biết, trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội. Phát huy hơn nữa vai trò của hương ước, quy ước thôn, bản trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định mới phù hợp với địa phương vào quy ước.

Hàng năm, các thôn tổ chức tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt quy ước gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đồng thời phê bình, kiểm điểm nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, tiếp tục xây dựng và duy trì những mô hình tiêu biểu, tiên tiến về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới và mô hình điểm trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động