Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh
Bảo vệ môi trường sống từ "văn hóa" xử lý rác thải tại nguồn Người đi “xây nhà” cho rác tái chế Cận cảnh nhà máy "hồi sinh" 30.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm |
Những ngày này, khi lưu thông trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội, không khó để bắt gặp những đống rác là đồ cũ, phế thải nằm ngổn ngang ven đường, gầm cầu, bãi đất trống. Mặc dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo phải bỏ rác đúng nơi quy định, thế nhưng, tình trạng xả rác bừa bãi ra khu vực công cộng vẫn cứ tái diễn, gây nhiều bức xúc.
![]() |
Công nhân môi trường thu gom các tấm kính bị bỏ không trên vỉa hè. |
Ghi nhận thực tế tại một số tuyến phố trên địa bàn quận Ba Đình như: Đê La Thành, Thành Công, Đường Láng, Đường Bưởi… cho thấy, các loại rác thải cồng kềnh như giường, tủ, bàn ghế, hay các đồ dùng vật dụng đã qua sử dụng, được một bộ phận người dân thiếu ý thức bỏ lẫn lộn với rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết, các thùng rác công cộng…
Chị Nguyễn Thị Lợi, quận Ba Đình bức xúc: “Người dân trong khu vực đã nhiều lần có ý kiến phản ánh về tệ nạn này. Đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn quận cũng đã thường xuyên vận chuyển hàng đống rác thải. Song vi phạm vẫn liên tục tái diễn”.
Còn tại quận Thanh Xuân, nhiều tuyến đường, phố như: Thượng Đình, Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương, Nhân Hòa, Nguyễn Trãi… cũng liên tục xảy ra tình trạng đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh. Ông Nguyễn Tấn Trường, cán bộ giám sát, hợp tác xã Thành Công cho biết: “Chất thải rắn cồng kềnh hay phế thải xây dựng bị người dân đổ trộm ra môi trường bất kể giờ nào trong ngày. Rất nhiều lần, nhân viên của hợp tác xã Thành Công vừa thu gom, vận chuyển sạch sẽ, nhưng chỉ mấy phút sau quay lại đã thấy cái đệm, hay chiếc ghế sofa hỏng vứt chình ình ra đường”.
![]() |
Ghế sofa cũ, chân tủ,và cả bộ giường cũ bị bỏ lại tại khu tập kết rác trên phố Hoàng Tích Trí, quận Đống Đa. |
Điều đáng nói là, những điểm tập kết rác cồng kềnh sai quy định nói trên rất dễ dàng phình to chỉ trong vài giờ, nếu đơn vị vệ sinh môi trường không tiến hành dọn dẹp sớm. Tuy nhiên đến nay, Hà Nội vẫn chưa ban hành quy trình, định mức và đơn giá áp dụng đối với chất thải rắn cồng kềnh nên các đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn rất vất vả trong việc thu gom, vận chuyển đi xử lý vì không được thanh toán chi phí vận chuyển.
Theo đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, chi nhánh Ba Đình, trên thực tế đơn vị vẫn bố trí khu vực để người dân bỏ rác thải cồng kềnh nhưng số lượng lại rất ít, mà đa phần tiện đâu bỏ đấy, hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn quận Ba Đình phát sinh khoảng 2 - 3 tấn chất thải rắn cồng kềnh. Tuy nhiên, trong hợp đồng đấu thầu duy trì thu gom rác thải sinh hoạt, không có nội dung về kinh phí xử lý chất thải rắn cồng kềnh. Trong khi đó, khi xảy ra tình trạng đổ trộm, chi nhánh Ba Đình vẫn phải là đơn vị thu gom, phân loại, phá dỡ, nghiền và vận chuyển đi xử lý.
![]() |
Dát giường, gạch lát nềm bị bỏ lại trên phố Ô Đồng Lầm, quận Đống Đa. |
Về vấn đề này, bà Ngô Thanh Loan, đại diện Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho hay, các đơn vị thuộc URENCO đang thực hiện xử lý chất thải rắn cồng kềnh theo 2 phương thức. Thứ nhất là sử dụng xe tải nhỏ thu gom, vận chuyển về điểm tập kết, sau đó phá dỡ, giảm thể tích, đưa lên xe cuốn ép và vận chuyển đi xử lý. Cách thứ hai là sử dụng xe cuốn ép thu gom rác thải sinh hoạt theo tuyến, quá trình thu gom nếu có chất thải rắn cồng kềnh, công nhân thực hiện phá dỡ, giảm thể tích sơ bộ và đưa lên xe cuốn ép, vận chuyển đi xử lý. Tuy nhiên, do đơn vị sử dụng thiết bị thu gom rác thải thông thường để thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh nên không phù hợp, thường xuyên gây hỏng hóc, cong vênh bàn ép của xe cuốn ép rác sinh hoạt dẫn đến phát sinh chi phí khá lớn cho việc sửa chữa xe, máy móc, thiết bị.
Theo các chuyên gia môi trường, nguyên do là chưa có “thuốc đủ liều” để trị dứt căn bệnh “nan y” này. Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc thực hiện phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, đã đến lúc phải hình thành các đội "thanh tra môi trường", xử lý những đối tượng thiếu ý thức xả rác thải bừa bãi, áp dụng các chế tài nghiêm khắc như phạt tiền nặng, công khai lên các phương tiện truyền thông đối với những trường hợp tập kết, đổ trộm rác thải sai quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã
Tin khác

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM
Trật tự đô thị 23/07/2025 18:17

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh
Trật tự đô thị 18/07/2025 20:32

Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc
Trật tự đô thị 17/07/2025 17:35

TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch
Trật tự đô thị 17/07/2025 14:21

Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại
Trật tự đô thị 11/07/2025 12:54

6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông
Trật tự đô thị 10/07/2025 17:30

Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ
Trật tự đô thị 10/07/2025 15:13

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước
Trật tự đô thị 08/07/2025 20:06

Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết
Trật tự đô thị 07/07/2025 07:28

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc
Trật tự đô thị 06/07/2025 17:14