Cùng thay đổi vì trường học hạnh phúc
Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu trưởng phải thay đổi | |
Xây dựng trường học hạnh phúc: Tất cả cùng thay đổi và tiến bộ | |
Người thắp lửa trong tâm hồn học sinh |
Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau. Tuy nhiên để xây dựng được một ngôi trường hạnh phúc đích thực lại không hề đơn giản, đòi hỏi cái tâm thực sự của người quản lý cho đến mỗi giáo viên và nhân viên trong trường học.
Chia sẻ tại buổi tập huấn chuyên đề “Thay đổi vì trường học hạnh phúc” do Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân (Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam) cho rằng, muốn xây dựng được ngôi trường hạnh phúc thì trước tiên phải có những thầy cô hạnh phúc. Thầy cô phải thực sự yêu nghề, yêu thương và tôn trọng học sinh; luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, thông cảm và sẵn sàng làm tất cả những điều tốt nhất cho học sinh của mình. Khi hạnh phúc của thầy cô được lan tỏa đến học sinh, học sinh cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân, muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì trước tiên phải có những thầy cô hạnh phúc. (Ảnh minh họa) |
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân, thầy cô muốn học trò của mình cảm nhận được hạnh phúc trong mỗi buổi đến trường thì phải có phương pháp giúp học trò cảm nhận việc học thật sự thoải mái, không bị áp lực bởi điểm số thành tích. Các em đến trường không chỉ học kiến thức để đạt được những điểm số cao, mà còn học làm người và trau dồi những kỹ năng cần thiết cho quá trình trưởng thành. Thực tế, việc học đang đè nặng lên tâm lý của nhiều học sinh, khiến các em không còn cảm thấy thú vị.
Một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí. Nhưng cốt lõi có 3 tiêu chí quan trọng đó là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Trao đổi về các tiêu chí nêu trên, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam dẫn giải:
Về tiêu chí yêu thương, nội hàm của tiêu chí này gồm: Quan tâm (Thầy, cô quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến học trò và học sinh quan tâm đến nhau. Nếu thiếu sự quan tâm, chỉ làm việc theo trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm thì chúng ta không hạnh phúc được); Chia sẻ (Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và không có khoảng cách);
Thầy giáo Hoàng Đức Mạnh và các em học sinh Trường Trung học cơ sở Lê Thanh (huyện Mỹ Đức). |
Sự tin tưởng lẫn nhau (Thầy, cô tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại. Nếu hoài nghi, đố kỵ sẽ không hạnh phúc được. Chúng ta có niềm tìn thì sẽ có sức mạnh và chấp cánh ước mơ); Hỗ trợ (Hỗ trợ về tinh thần bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân trở thành kẻ thù của hạnh phúc) và Bao dung (Không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sự bao dung thì mọi việc sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng).
Về tiêu chí an toàn: Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh, an toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương về thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời.
Về tiêu chí tôn trọng: Cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung. Chúng ta hướng tới sự tốt đẹp, nhưng không có nghĩa là tất cả vài trăm người giống nhau như một, dẫn đến đồng phục hóa trăm người như một. Nếu tất cả đều giống nhau thì đó là triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu những tư tưởng đổi mới. Cho nên khuyến khích sự khác biệt nhưng phải trong sự thống nhất.
"Các nhà trường, các thầy, cô giáo phải đồng hành cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong việc triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc. Các trường cần khảo sát, đánh giá, những tiêu chí nào đạt thì tiếp tục triển khai nhân rộng, những tiêu chí nào chưa đạt thì có kế hoạch cụ thể, triển khai dần từng bước để mỗi một năm, mỗi nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường cùng toàn thể các em học sinh cảm thấy được hạnh phúc hơn" - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54