-->

Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển

Nhìn lại chặng đường 14 năm phát triển và trưởng thành, mỗi cán bộ, nhân viên Công ty Thủy điện Bản Vẽ đều tự hào, bởi đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Một doanh nghiệp ở Nghệ An nhận đỡ đầu 137 trẻ mồ côi Nghệ An dự kiến chi 76 tỷ đồng hỗ trợ cho 1.355 cán bộ dôi dư sau sáp nhập Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ.

Ngày 7/8/2004, Dự án thủy điện Bản Vẽ, với công suất 320 MW trên dòng sông Nậm Nơn, lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, đóng tại xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã được khởi công xây dựng.

Ngày 10/4/2010 và ngày 19/5/2010, tổ máy 1 và tổ máy 2 của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ lần lượt hòa lưới điện quốc gia, vượt tiến độ được giao 2 tháng. Thời điểm này, hệ thống đang thiếu điện, nên việc phát điện Nhà máy thủy điện Bản Vẽ sớm đã góp phần làm giảm sự căng thẳng về thiếu điện trong mùa hè năm 2010.

Ngày 22/4/2011, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã ra Quyết định số 228, thành lập Công ty Thủy điện Bản Vẽ để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo sản xuất kinh doanh, đưa nhà máy chính thức tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Và ngày 1/6/2012, Công ty Thủy điện Bản Vẽ được điều chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 1.

Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Sau gần 14 năm đi vào hoạt động, tính đến nay, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ đã đạt sản lượng hơn 14 tỷ kWh.

Với công suất lắp máy là 320 MW, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ đã giải quyết được tình trạng thiếu hụt điện của khu vực Bắc miền Trung, giảm lũ vùng hạ du và góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An; góp phần đáng kể hạn chế việc thiếu hụt điện nghiêm trọng của hệ thống điện quốc gia.

Nhìn lại chặng đường 14 năm phát triển và trưởng thành, mỗi cán bộ, nhân viên Công ty Thủy điện Bản Vẽ đều tự hào, bởi đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Từ khi hòa vào lưới điện quốc gia đến nay, các Tổ máy của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ vận hành luôn đảm bảo an toàn và kinh tế, góp phần giải quyết khó khăn về thiếu hụt nguồn điện cho hệ thống.

Sau gần 14 năm đi vào hoạt động, tính đến nay, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ vận hành trên dòng Nậm Nơn đã đạt sản lượng hơn 14 tỷ kWh, nộp ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Đánh mốc son quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thủy điện Bản Vẽ, ghi nhận công sức phấn đấu không ngừng nghỉ từ Ban lãnh đạo Công ty đến từng người lao động.

Con số ấy thấm đẫm bao mồ hôi, công sức và trí tuệ của những con người làm việc nơi đây. Và càng ý nghĩa và ấn tượng hơn khi suốt chặng đường qua, Công ty đã điều hành, sản xuất, hạn chế xảy ra sai sót như sự cố tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, sự cố môi trường ảnh hưởng đến con người, thiết bị, cộng đồng xung quanh.

Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Lãnh đạo Công ty Thủy điện Bản Vẽ trao quà cho các em học sinh xã Yên Na, huyện Tương Dương.

Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Phát điện 1 về công tác sản xuất kinh doanh, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã phối hợp chặt chẽ với các cấp điều độ vận hành các tổ máy theo phương thức đã được phê duyệt, đảm bảo các tổ máy vận hành liên tục, an toàn và kinh tế, góp phần giải quyết khó khăn về thiếu hụt nguồn điện cho hệ thống. Đặc biệt vào các tháng cao điểm trong năm, 2 tổ máy gần như hoạt động liên tục. Sản lượng điện hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam và EVNGENCO1 giao đầu năm.

Để đạt được những thành quả nói trên, bên cạnh thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vận hành, Công ty đã xây dựng và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch trung tu, đại tu hệ thống thiết bị, tổ máy phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, thủy văn, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác như suất sự cố, hệ số sẵn sàng đều đạt và vượt. Các tổ máy luôn ở trạng thái sẵn sàng cao, đáp ứng tốt nhất yêu cầu huy động công suất từ lưới điện Quốc gia.

Cùng với đó, Công ty còn triển khai các giải pháp đồng bộ, hợp lý và hiệu quả như xây dựng văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích các đề tài sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu suất hệ thống công nghệ, có nhiều đề tài dự thi được cấp Tổng Công ty và EVN công nhận; thực hành tốt chương trình 5S với phương châm 5S để sạch hơn, đẹp hơn và hiệu quả...

Đặc biệt, Công ty luôn coi trọng việc thực hiện tốt các nhiệm vụ như: Thực hiện đúng quy trình vận hành liên hồ chứa, đảm bảo cấp nước tưới tiêu cho hạ du; đảm bảo an toàn trong vận hành điều tiết hồ chứa; thực hiện công tác xả lũ đúng quy trình, an toàn cho thiết bị công trình, không để thiệt hại về người và tài sản nhân dân vùng hạ du.

Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Công ty Thủy điện Bản Vẽ hỗ trợ tổ chức Tết Trung thu cho các em học sinh.

Song hành với sản xuất kinh doanh, công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn được Công ty chú trọng, chung tay, góp sức cùng các địa phương thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, giúp người dân trên địa bàn đơn vị đứng chân ổn định cuộc sống. Công ty cũng tích cực tham gia các chương trình "uống nước nhớ nguồn", hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, chương trình Tết vì người nghèo...

Trong 14 năm qua, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã đã thực hiện các chương trình an sinh xã hội với tổng chi phí lên đến hàng chục tỷ đồng. Cụ thể như trong 5 năm gần đây, Công ty đã hỗ trợ gần 30 tỷ đồng giúp hàng trăm hộ nghèo ổn định cuộc sống, hỗ trợ công tác giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường...

Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ có hơn 5.000 ha mặt nước, với dung tích 1,83 tỷ m3 nước là điều kiện thuận lợi để người dân trong khu vực có thể đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, cho thu nhập cao. Vì vậy, hằng năm, công ty đều tiến hành thả cá giống xuống lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Thông qua hoạt động này, đã phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản hiện đang bị suy giảm, tạo sinh kế cho người dân, góp phần ổn định sản xuất, đời sống cho nhân dân trong khu vực

Ngoài ra, công tác truyền thông về vai trò thủy điện trong cấp nước hạ du mùa kiệt, điều tiết lũ, cảnh báo hạ du trong mùa lũ và thay đổi trạng thái vận hành tổ máy... cũng được thực hiện có hiệu quả. Hằng năm, Công ty tổ chức 5 đợt truyền thông từ cấp huyện, xã, bản làng đến tận người dân, trường học ở khu vực hạ du; tập hợp thông tin để phục vụ nhắn tin đến từng người dân ở khu vực hạ lưu trong quá trình vận hành xả lũ.

Sự nỗ lực của tập thể Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đi những khoảng tối, nghèo nàn, lạc hậu; thắp sáng niềm tin và hiện thực hóa giấc mơ của người dân nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa. Với những thành tích đạt được, Công ty Thủy điện Bản Vẽ vinh dự được Nhà nước và Chính phủ trao tặng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng 3, bằng khen, cờ thi đua của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Nghệ An và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Hiện nay, Công ty đang đối mặt với rất nhiều thử thách do nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng, điều kiện thời tiết bất lợi, khô hạn kéo dài dẫn đến thiếu nước, thiên tai, lũ lụt... Tuy nhiên, nhà máy vẫn đảm bảo tối ưu hóa công tác sản xuất điện, đồng thời đảm bảo cấp nước hạ du theo yêu cầu của quy trình vận hành liên hồ chứa và theo yêu cầu của UBND tỉnh Nghệ An.

“Vì dòng điện cho Tổ quốc, vì dòng điện cho tương lai” - những người công nhân vẫn đang ngày đêm cần mẫn bên các tổ máy, đảm bảo cho hoạt động sản xuất được an toàn, liên tục. Sản lượng trên 14 tỷ kWh sẽ tạo đà cho Công ty Thủy điện Bản Vẽ một động lực mới, một niềm tin thắng lợi, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

Linh Chi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.

Tin khác

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động