-->

Công phu thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày Tết, bày trên bàn thờ gia tiên và bàn tiếp khách những bình hoa thủy tiên thơm ngát hương là cách chào xuân của nhiều gia đình Hà Nội. Có quan niệm rằng, vào đúng đêm giao thừa, bát hoa của vị chủ nhân nào có một “nụ nở hàm tiếu” (nở hé ra) thì được cho là mọi sự tốt lành nhiều tài nhiều lộc sẽ đến với gia đình trong năm tới.
Cấp cứu thành công F0 viêm ruột thừa mủ khi đang điều trị tại nhà Những cánh đồng hoa thích nghi với Tết thời Covid-19 Chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội tấp nập ngày giáp Tết

Thú chơi hoa thủy tiên có từ bao giờ, đến nay chưa có một tài liệu nào chứng thực, chỉ biết rằng với người Hà Nội, đây là thú chơi đã được hình thành từ rất lâu.

Trong tác phẩm “Ăn Tết thủy tiên”, nhà văn Vũ Bằng đã dựng lên hình ảnh thú chơi hoa thủy tiên như một phần tất yếu của Tết: “Tôi vẫn không thể quên được những ngày gần Tết, hồi tôi còn nhỏ, không năm nào mẹ tôi không mua ở Hàng Buồm về mấy sọt thủy tiên. Thày tôi mê gọt lắm, mất cả ăn cả ngủ vì thủy tiên, sinh ra ốm ra đau vì thủy tiên. Ðã bao nhiêu lần, mẹ tôi dọa sang năm không mua thủy tiên nữa để cho thày tôi mất gọt; nhưng nói thế thôi, chớ cứ từ đầu tháng chạp trở đi thì cụ đã đi chọn mua thủy tiên rồi…

… Có ai đã từng xem một cuộc trưng bày thủy tiên hẳn đã thấy các cụ ta ngày trước đạt đến tuyệt đích sự thần - thánh - hóa loài hoa. Chẳng hiểu ngày xưa Võ Hậu suy tôn giống mẫu đơn tài tình đến bậc nào, chớ cứ trông thấy các cụ nhà ta trịnh trọng với loài thủy tiên, ta tự nhiên cảm thấy rờn rợn, như hoa là một vị thần linh thiêng thật sự”.

Công phu thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội
Những năm gần đây, thú chơi “đĩa bạc, chén vàng” của người Hà Nội xưa đã “sống lại”, dần trở thành một thú chơi bình dân với chi phí không quá đắt đỏ.

Chính vì thế, với người Hà Nội xưa, thủy tiên là loài hoa mang vẻ đẹp quý phái, là biểu tượng của sự may mắn và trường thọ. Ngày Tết, hương hoa quyện với mùi hương trầm, mùi cam Canh, bưởi Diễn, mùi phật thủ tạo nên không gian ấm áp, báo hiệu mùa xuân chính thức đã về.

Sống lại với ký ức tuổi thơ của người Hà Nội gốc, ông Nguyễn Phú Cường (80 tuổi), một trong những người được coi là “cao thủ” về gọt hoa thủy tiên, cho biết, thú chơi hoa thủy tiên đã có ở Hà Nội từ rất lâu, nhưng trước kia chỉ có nhà giàu mới chơi loại hoa này.

“Thủy tiên là loài hoa đặc biệt, mỗi năm chỉ cho hoa một lần vào dịp tháng Chạp Âm lịch và kéo dài đến khoảng rằm tháng Giêng. Cánh hoa trắng muốt, nhị hoa vàng, hương thơm nhè nhẹ, chỉ cần nước sạch tinh khiết để sống.

Chính vì đặc tính này của hoa mà khiến người Hà Nội mê mẩn. Những bát hoa gọt đẹp được xem như là “đĩa bạc, chén vàng”, có cho vạn tiền cũng chẳng mua được sự kì công, tâm huyết của người gọt đặt vào trong từng bát hoa này”, ông Cường cho biết.

Nghe các bậc cao niên đam mê chơi hoa thủy tiên kể mới thấy, mỗi chậu hoa đúng là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn của người đã tạo ra nó. Từ lúc ngâm củ, nảy mầm, đâm rễ cho đến đơm hoa, mỗi củ phải trải qua ba bốn lần gọt tỉa, sửa sang rất cầu kỳ như chăm bẵm trẻ nhỏ.

Công phu thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội
Thủy tiên vẫn là loài hoa được nhiều người Hà Nội trân trọng, yêu mến.

Năm nào cũng vậy, cách Tết Nguyên đán hai tháng, ông Cường lại đi tìm mua củ thủy tiên. Ông chia ra làm bốn đợt gọt để luôn có hoa nở vào Tết Dương lịch, Tết ông Công, ông Táo, Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng.

Theo kinh nghiệm của ông Cường, củ giống phải đủ ba năm tuổi mới đủ già để cho ra hoa, lá và rễ đẹp. Củ thủy tiên được chọn phải là củ có lớp vỏ mỏng bọc ngoài màu cánh gián sẫm, xốp và cân đối.

Trước khi bóc, người chơi hoa phải biết đâu là mặt trước, đâu là mặt sau của củ hoa để có được ý đồ tạo dáng. Có nghĩa, người gọt phải hình dung câu chuyện của họ từ những nhát dao đầu tiên khi đặt lên củ. Để khi mầm thủy tiên bật lên, các ngồng hoa và làn lá, bộ rễ đảm bảo tính tương quan với nhau.

Ông Cường nhấn mạnh, việc bóc các lớp áo của củ hoa là việc hết sức quan trọng, quyết định sự đẹp xấu của một bát hoa. Bóc các lớp áo nhằm làm lộ ra lá và hoa rồi để có cách tác động cho lá và hoa phát triển theo ý muốn của người chơi.

Trông một củ hoa chỉ to hơn củ hành tây một ít nhưng người thực sự biết chơi phải gọt mất hàng tiếng đồng hồ mới xong. Sau khi gọt xong, củ hoa được đặt úp sấp trong chậu nước hai ngày. Sau 4 đến 5 ngày đặt dưỡng, lá non bắt đầu mọc ra, lúc này người chăm hoa phải dùng que tre có một đầu nhọn để nắn hướng lá.

Cao điểm là ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 kể từ khi ngâm củ vào nước, khi lá đã ở độ bánh tẻ, người chăm phải gài các lá sao cho chúng xoắn xuýt vào nhau, rồi ba đến bốn ngày sau lại gỡ ra để chúng phát triển tự nhiên.

Củ gọt đặt trong một cốc thủy tinh trong suốt, ngập sâu trong nước là bộ rễ hoa trắng muốt, mập mạp, uốn dài tựa như một thác nước. Nước để nuôi hoa tốt nhất là nước mưa hoặc nước giếng trong.

Hằng ngày, người chăm hoa phải “tắm rửa”, thay nước để hoa luôn được sống trong môi trường sạch, mới cho bông to, căng trắng muốt, lá mập mạp xanh rờn và hoa được bền lâu.

Vậy là ít nhất sau 20 đến 25 ngày chăm, dưỡng kỳ công, người chơi sẽ thấy được kết quả của mình là những “đĩa bạc, chén vàng” tầng cao, tầng thấp tranh nhau đua nở, khoe sắc tỏa hương.

Theo những người sành hoa, một bát thủy tiên đẹp phải hội tụ đủ 5 yếu tố mà người chơi hoa gọi là ngũ phúc: Rễ trắng dài giống như hàm én, bẹ trắng ôm hoa giống như những móng rồng, lá màu xanh ngọc, hoa phải 3 tầng tượng trưng cho 3 nhân tố thiên - địa - nhân và phải thơm.

Công phu thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội
Để gọt được một bình hoa thủy tiên đẹp đòi hỏi rất nhiều công phu.

Khi chơi hoa, thủy tiên cũng là những bông hoa linh hoạt khi có thể cho người chơi mỗi ngày một cảm xúc và hình dung khác nhau. Theo truyền miệng của các cụ, vào đúng đêm giao thừa bát hoa của vị chủ nhân nào có một “nụ nở hàm tiếu” (nở hé ra) thì được cho là mọi sự tốt lành nhiều tài nhiều lộc sẽ đến với gia đình trong năm tới.

Những năm gần đây, thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội xưa đã “sống lại”, dần trở thành một thú chơi bình dân với chi phí không quá đắt đỏ. Những bình hoa thủy tiên nhỏ xinh được bày bán ở khắp các chợ hoa xuân, góp hương sắc làm nên không khí Tết cho Hà Nội.

Với giá vài trăm nghìn một bình, thủy tiên vẫn là loài hoa được nhiều người Hà Nội trân trọng, yêu mến. Nhiều người chọn mua hoa thủy tiên, chỉ đơn giản là thích mùi hương đặc biệt, say lòng trong khí se lạnh của đất trời.

Và đặc biệt là có sự tham gia của giới trẻ thay vì chỉ có người trung niên, cao tuổi như ngày xưa. Trên các trang mạng xã hội hiện nay, không khó để bắt gặp những bức ảnh bát hoa thủy tiên là sản phẩm của người trẻ, những hội nhóm dành cho người theo đuổi thú vui này cũng rất nhiều và hoạt động sôi nổi.

“Ban đầu tôi tìm đến với thú chơi này một cách tình cờ, nhưng sau một thời gian, tôi nhận ra thủy tiên rất kén người chơi nhưng rất cuốn hút. Quá trình chăm sóc thủy tiên cũng là quá trình người làm được bồi dưỡng về tâm hồn và rèn luyện sự cẩn thận, tư duy quyết đoán, tính kiên trì khi chăm sóc và hơn cả là tư duy nghệ thuật để tạo nên một bình hoa đẹp”, Thanh Thúy (27 tuổi), người có kinh nghiệm 3 năm gọt thủy tiên, chia sẻ.

P.Ngân

Nên xem

Sẵn sàng gác lại niềm vui Xuân để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Sẵn sàng gác lại niềm vui Xuân để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

(LĐTĐ) Mặc dù đặc thù công việc ngành y tế có nhiều vất vả, nhưng được sự quan tâm, chăm lo của các cấp chính quyền, chuyên môn và Công đoàn nên các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên ngành Y tế Hà Nội nói chung, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa nói riêng đã được tiếp thêm động lực vượt mọi khó khăn, sẵn sàng gác lại niềm vui xuân, đón Tết để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), tại Trường Mầm non Tuổi Hoa (phường Thanh Xuân Bắc), quận Thanh Xuân đã phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Dự lễ phát động có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Tỉnh Nghệ An phát động 'Tết trồng cây" Xuân Ất Tỵ 2025

Tỉnh Nghệ An phát động 'Tết trồng cây" Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết), tỉnh Nghệ An tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh (huyện Hưng Nguyên).
Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

Huyện Chương Mỹ: Trên 91% lao động trở lại làm việc ngày đầu Xuân mới

(LĐTĐ) Chiều nay (3/2), đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của LĐLĐ Thành phố đã tới thăm, chúc Tết và động viên tinh thần làm việc đầu Xuân mới của cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động huyện Chương Mỹ và Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn.
Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên thăm, chúc Tết người lao động ngày làm việc đầu Xuân mới

Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên thăm, chúc Tết người lao động ngày làm việc đầu Xuân mới

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 - lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tới thăm, chúc Tết, động viên đoàn viên, cán bộ, nhân viên, người lao động trên địa bàn quận.
Quận Thanh Xuân: Đoàn viên, người lao động phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

Quận Thanh Xuân: Đoàn viên, người lao động phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Chiều 3/2, nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cùng đại diện lãnh đạo các Ban của LĐLĐ Thành phố đã đến thăm, kiểm tra và nắm bắt tình hình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại LĐLĐ quận Thanh Xuân và Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam.
Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh

Tổ chức lễ hội truyền thống đảm bảo vui tươi, lành mạnh

(LĐTĐ) Chiều 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Tin khác

Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Thanh Xuân phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), tại Trường Mầm non Tuổi Hoa (phường Thanh Xuân Bắc), quận Thanh Xuân đã phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Dự lễ phát động có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông (THPT) Tây Hồ. Đây là công trình được lựa chọn gắn biển chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Ất Tỵ 2025”.
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm kêu gọi nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng, chung tay góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Xem thêm
Phiên bản di động