Công đoàn cần tăng cường giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng chính sách cho công nhân
Báo cáo về 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tổ chức Công đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Khởi đầu công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đội ngũ công nhân lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc tất cả các thành phần kinh tế ở nước ta có khoảng 5 triệu người, đến năm 2003, số lượng công nhân lao động là hơn 8,2 triệu người; và đến nay, con số này khoảng 15 triệu người.
![]() |
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi làm việc. |
Cùng với sự phát triển của GCCN, tổ chức Công đoàn ngày càng phát triển, tập hợp đông đảo CNLĐ vào tổ chức Công đoàn. Đến nay, tổ chức Công đoàn có hơn 10,8 triệu đoàn viên đang sinh hoạt tại gần 126 nghìn Công đoàn cơ sở.
Báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng chỉ rõ: Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm GCCN Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách Nhà nước. GCCN đã đóng góp trực tiếp và to lớn vào quá trình phát triển đất nước, đóng vai trò nòng cốt trong khối liên minh GCCN - giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Đảng đoàn Tổng Liên đoàn đã lãnh đạo việc cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 23-NQ/TW thành mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2003 - 2008. Đặc biệt, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu nội dung, tinh thần Nghị quyết để xây dựng đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trình Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 về “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”; xây dựng đề án trình Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trước tình hình mới”.
![]() |
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề về GCCN, tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay. |
Căn cứ chỉ đạo của Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, 100% LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn triển khai cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động học tập, quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW. Các cấp Công đoàn đã ban hành 36 nghìn văn bản; tổ chức gần 88 nghìn cuộc tuyên truyền cho hơn 9,5 triệu lượt công nhân, viên chức, lao động. Qua đó, góp phần làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động về các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…
Cũng theo đồng chí Trần Thanh Hải, trong quá trình hoạt động, các cấp Công đoàn luôn nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác phát triển đảng trong công nhân. Đại hội X Công đoàn Việt Nam đề ra chỉ tiêu “Giới thiệu mỗi năm ít nhất 90.000 công nhân ưu tú để cấp ủy đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp vào Đảng”; Đại hội XI, XII Công đoàn Việt Nam đề ra chỉ tiêu: Bình quân hàng năm, mỗi Công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên công đoàn ưu tú cho tổ chức Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp.
Đến nay, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, các cấp Công đoàn đã giới thiệu hơn 1 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp.
Tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Phan Văn Anh đã phát biểu, làm rõ thêm những vấn đề cần đặc biệt quan tâm đến GCCN và tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận, hoan nghênh, đánh giá cao Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hệ thống Công đoàn các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW.
![]() |
Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải báo cáo về 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tổ chức Công đoàn. |
"Qua báo cáo đánh giá cho thấy kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện bài bản, căn cơ, từ xây dựng chương trình, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong hệ thống, đoàn viên; đồng thời quan tâm tiến hành kiểm tra, chỉ đạo sơ kết, tổng kết đánh giá công tác triển khai thực hiện. Đặc biệt, Đảng đoàn và Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành 3 văn bản quan trọng.
Đó là: Tham gia bảo vệ thành công giữ được Điều 10 trong Hiến pháp, khẳng định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW về "Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước"; và tham mưu để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới…
“Những việc làm trên đã giúp tuyệt đại đa số công nhân và người lao động tin tưởng vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước", đồng chí Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.
Chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của tổ chức Công đoàn, như: Một số chủ trương của Đảng chậm được thể chể hóa bằng pháp luật, chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống, như: Nhà ở, phúc lợi xã hội, thiếu việc làm, thu nhập thấp, phân hóa trong công nhân; một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hệ thống doanh nghiệp trong hệ thống chậm được tháo gỡ; chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, thái độ chính trị, trách nhiệm xã hội đối với đất nước của công nhân, đặc biệt công nhân lao động ngoài khu vực Nhà nước… đồng chí Đỗ Văn Chiến đề nghị: Thời gian tới tổ chức Công đoàn cần tăng cường công tác tuyên truyền, khơi gợi tinh thần yêu nước, ý thức đóng góp, xây dựng đất nước trong công nhân lao động; tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn; đồng thời đẩy mạnh tham gia xây dựng chính sách, đặc biệt là chính sách nhà ở, phúc lợi xã hội cho công nhân lao động; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân lao động bằng những chính sách cụ thể (như hỗ trợ về thu nhập, tiền lương trong thời gian đào tạo)...
Về kiến nghị của Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng Đỗ Văn Chiến cho biết: Đoàn khảo sát sẽ tiếp nhận, tổng hợp để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 20/04/2025 11:44

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sự kiện 19/04/2025 15:13

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Sự kiện 19/04/2025 12:54

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 12:00

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:57

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03