-->

Công an Hà Nội: Nỗ lực phấn đấu cấp căn cước công dân gắn chíp "về đích" sớm

Những ngày này, tại các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác triển khai cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) đang gấp rút được hoàn thành. Qua đó, phấn đấu "về đích" sớm việc thực hiện Mệnh lệnh 01 của Công an Thành phố.
Hà Nội: Tập trung hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD, định danh điện tử cho 100% công dân Hà Nội: 45 xã, phường hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD gắn chíp cho người dân

Lý do ở đâu cũng có

Theo Chỉ huy Công an phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, trên địa bàn phường hiện có 18 khu dân cư, chia làm 35 tổ dân phố với nhiều chung cư, nhà tái định cư, làng sinh viên… nên dân cư đông đúc (tổng số 52.000 công dân), công tác triển khai cấp CCCD gắn chíp và kích hoạt tài khoản VNeID đang gấp rút được hoàn thành, đảm bảo về đích sớm hơn thời gian được Công an Thành phố giao.

Để giảm bớt thời gian, công sức và thực hiện hiệu quả nhất, ngay khi bắt tay thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, cán bộ chiến sĩ đã cùng với Tổ giúp việc Đề án 06 của phường Nhân Chính “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp”.

Quá trình thu nhận hồ sơ, nhiều công dân từ chối đến làm thủ tục với những lí do không đến làm căn cước, mà đến nay cán bộ, chiến sĩ Công an phường Nhân Chính vẫn nhớ.

“Có trường hợp trực tiếp Trưởng Công an phường gọi điện thoại mời lên trụ sở làm thủ tục, công dân liền gửi ngay ảnh... và nói đang về quê xây mộ. Có công dân lại nói đang trong thời gian ở cữ. Một số công dân khi cán bộ gọi điện thoại thì bảo đang chuẩn bị vào phòng đẻ rồi tắt máy...”, Trung tá Phạm Văn Hùng - Trưởng Công an phường Nhân Chính, chia sẻ.

Tương tự, có công dân cứ liên tục từ chối "hẹn lần hẹn nữa", Cảnh sát khu vực gặng hỏi thì được biết, lý do là vì vừa đi phẫu thuật thẩm mỹ về. Riêng trường hợp này, Công an phường thống kê có 8 công dân. Không biết phải làm sao, đành đợi, bởi lẽ nếu cứ mời bằng được lên làm việc thì cũng rất khó bởi khuôn mặt chưa thể nhận diện được.

Những chuyện "khóc, cười" trong quá trình cấp căn cước công dân gắn chíp
Công an phường Nhân Chính “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp” làm CCCD (Ảnh: T.A)

Ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, với số lượng người tạm cư đông; trình độ dân trí không đồng đều; cuộc sống, kinh tế của nhiều người dân còn hết sức vất vả... nhưng, phường Phúc Xá đã hoàn thành 100% chỉ tiêu thu thập, hoàn thiện hồ sơ cấp CCCD gắn chíp cho các trường hợp đủ điều kiện. Nhờ vậy, Phúc Xá có thể coi là “điển hình của điển hình” trong những bộn bề khó khăn thực hiện Đề án 06 và Mệnh lệnh 01.

Trung tá Phạm Thế Anh - Trưởng Công an phường Phúc Xá, chia sẻ, ở địa bàn phường, có những công dân mà ai cũng biết rành rành là sinh ra, lớn lên trên vùng đất giáp sông, kề chợ này. Nhưng khi hỏi, hoặc tìm thì không có giấy tờ hợp pháp để chứng minh sự “tồn tại” ấy. Họ là kết quả của những cuộc hôn nhân không giá thú…

Quá trình rà soát địa bàn, vận động người dân đi làm CCCD gắn chíp, Trung tá Đỗ Văn Hải - Phó trưởng Công an phường Phúc Xá phải thừa nhận "đúng là… quá khó". Ai đời công dân thấy cán bộ Công an cùng cán bộ cơ sở đến nhà, phủ đầu ngay: “Nếu chuyện về căn cước, xin lỗi tôi không thể tiếp”.

Xuất phát điểm của anh Cảnh sát khu vực, nhiều năm gần dân, sống với dân; trải qua nhiều vị trí, địa bàn công tác... Trung tá Đỗ Văn Hải đã quá quen với những tình huống "khó đỡ", nhưng anh chia sẻ, khi về địa bàn, “va” phải mấy trường hợp “tồn” trong quá trình thực hiện Đề án 06 và trước Mệnh lệnh 01, quả thật không hề dễ dàng.

Một số công dân “khó tính” tỏ thái độ bất cần ấy không bao giờ nói lý do với cán bộ chức năng, vì sao không đi làm CCCD. Nhưng, công dân ấy đi tâm sự với hàng xóm, bạn bè rằng: “Đơn giản do không thấy hứng thú và không có nhu cầu nên không cần làm căn cước. Chưa kể, giấy tờ tùy thân cũ vẫn còn hiệu lực”.

Những chuyện "khóc, cười" trong quá trình cấp căn cước công dân gắn chíp
Công an Hà Nội về địa bàn kích hoạt định danh điện tử cho công dân (Ảnh: L.T)

Trước những khó khăn trên, Trung tá Phạm Thế Anh bày tỏ, khi chỉ đạo triển khai thực hiện Mệnh lệnh 01, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Thành phố xác định rõ: “Những phần việc phải làm giai đoạn này đều là việc khó. Nhưng không vì thế mà thấy khó không làm; thấy khó và chỉ dừng ở việc kêu khó. Việc càng khó, quyết tâm càng phải cao. Quán triệt tinh thấy ấy, cá nhân từng đồng chí trong Ban chỉ huy Công an phường và mỗi cán bộ, chiến sĩ đều quyết tâm”.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ

Sự tập trung chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của Công an các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo ra động lực mạnh mẽ khi cấp tốc thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội về “Tập trung chỉ đạo các biện pháp, giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD, kích hoạt định danh điện tử cho toàn bộ công dân cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Công an Hà Nội đã huy động hơn 2.100 cán bộ tham gia thu nhận hồ sơ CCCD gắn chíp và hơn 6.300 cán bộ tham gia cấp tài khoản định danh điện tử.

Chỉ huy Công an phường Nhân Chính cho biết, những ngày qua, lực lượng Cảnh sát khu vực đã làm việc hết tốc lực, cùng với sự ủng hộ của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), các ban, ngành địa phương. Theo Thiếu tá Trần Thanh Tuấn - Phó trưởng Công an phường Nhân Chính, để giảm bớt thời gian, công sức và thực hiện hiệu quả nhất, ngay khi bắt tay thực hiện Mệnh lệnh 01, cán bộ, chiến sĩ đã cùng với Tổ giúp việc Đề án 06 của phường “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp”.

“Quá trình điều tra cơ bản, chúng tôi không chỉ lên danh sách công dân chưa làm thủ tục thu nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chíp, mà còn phân loại ngay từ ban đầu theo từng mục cụ thể, để đề ra các biện pháp, giải pháp phù hợp. Ví dụ, đã phân loại được trên 80 trường hợp già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại được.

Đối với những trường hợp này, chúng tôi đã gửi danh sách kèm đề xuất Ban chỉ huy Công an quận chỉ đạo Đội Cảnh sát Quản lí hành chính về Trật tự xã hội phối hợp cấp CCCD lưu động. Trên cơ sở danh sách cụ thể công dân, địa chỉ nơi cư trú, Đội sẽ khoanh vùng cấp đồng loạt theo khu vực vì cũng có nhiều địa bàn phường có công dân trong diện tương tự”, Thiếu tá Trần Thanh Tuấn thông tin.

Những chuyện "khóc, cười" trong quá trình cấp căn cước công dân gắn chíp
Sự ủng hộ, phối hợp, giúp đỡ của các lực lượng, các ngành đoàn thể và chính quyền cơ sở chính là động lực để Công an phường Phúc Xá thực hiện hiệu quả Mệnh lệnh 01

Trung tá Phạm Thế Anh - Trưởng Công an phường Phúc Xá cũng chia sẻ, tại phường Phúc Xá, Mệnh lệnh 01 của Giám đốc Công an Thành phố và Kế hoạch của Công an quận Ba Đình được cụ thể hóa bằng những phần việc cụ thể. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023.

Công an phường đã tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo các tổ giúp việc thực hiện Đề án 06 tại các địa bàn dân cư, tích cực phối hợp với Cảnh sát khu vực nắm các mối quan hệ và xác minh các trường hợp KT2 đi để tổ chức vận động, thuyết phục các trường hợp chưa làm CCCD thực hiện; tuyên truyền, hướng dẫn công dân trên địa bàn mở tài khoản và kích hoạt định danh điện tử.

“Quyết tâm chính trị cao, phương pháp làm việc bài bản cùng với sự đồng hành, ủng hộ của chính quyền cơ sở và nhân dân. Đó là những “vốn quý” để Công an phường Phúc Xá cán “đích” 100% chỉ tiêu thu thập, hoàn thiện hồ sơ cấp CCCD gắn chíp cho các trường hợp đủ điều kiện", Trung tá Phạm Thế Anh thông tin.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Xem thêm
Phiên bản di động