Còn gì để nói nữa
Vậy thì bình thường | |
Quá cứng nhắc, vì sao? | |
Mới chỉ là dự thảo |
- Rõ ràng là vậy rồi, nhưng tớ thấy lạ là tại sao những chuyện thuộc thẩm quyền của địa phương mà cứ lình xình mãi, chỉ khi Thủ tướng, Chủ tịch nước can thiệp mới được giải quyết.
- Bác đặt câu hỏi rất đúng. Tỷ như mấy cái vụ dâm ô trẻ em, nhân chứng, vật chứng đủ cả, mà khi Chủ tịch nước có ý kiến các cơ quan chức năng mới ráo riết vào cuộc. Hay như cái vụ “xin chào”, nếu không có ý kiến Thủ tướng thì những việc làm vi hiến cứ ngang nhiên tồn tại.
Những chuyện này nếu trước đó được cơ quan có thẩm quyền xử lý quyết liệt, nhanh chóng thì có lẽ mọi chuyện sẽ không phải để Thủ tướng, Chủ tịch nước bận tâm.
-Vì sao nhiều chủ trương, chính sách trên rất quyết liệt, mà dưới cứ lừng chừng. Rõ ràng công tác quản lý ở địa phương có vấn đề. Những điểm nóng của xã hội đều đến tay người đứng đầu Chính phủ, Nhà nước... trong khi lẽ ra trách nhiệm xử lý thuộc thẩm quyền địa phương, bộ, ngành.
-Tớ nghĩ rằng khi cả xã hội phải lên tiếng vì quá bức xúc trước cách giải quyết của chính quyền, thì hậu quả của nó khó mà lường trước được.
-Do đó, phải xem lại trách nhiệm quản lý nhà nước, đặc biệt ở cấp cơ sở - đơn vị gần dân nhất, sát dân nhất. Có hay không chuyện một số cán bộ vô cảm với những việc có liên quan tới đời sống, sinh mạng của người dân?
-Ngoài chuyện “vô cảm” chắc còn vô khối lý do nhạy cảm khác. Hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, ỉ lại cấp trên đang diễn ra khá phổ biến, trong khi việc phân cấp, quy trách nhiệm đã được quy định rõ ràng.
-Gần đây nhất là vụ quyết định “cấm lưu hành 5 bài hát trước năm 1975”,của Cục NTBD, dư luận xôn xao, báo chí tốn không ít giấy mực, rồi có ý kiến của Bộ trưởng, Cục này mới lại ra quyết định thu hồi quyết định cấm của mình.
-Những chuyện lạ như thế vì sao vẫn tồn tại trong xã hội, trên nhiều lĩnh vực. Lạ hơn là người ta đang tìm cách đẩy tội cho cấp dưới, cụ thể là “truy” những cán bộ tham mưu khiến sản sinh ra cái quyết định lạ này.
-Thì cũng giống bài kiểm điểm những cán bộ tham mưu ra quyết định “cấm bài Mùa hoa đỏ” đó. Nếu không có chế tài xử lý rõ ràng thì hiện tượng đổ trách nhiệm cho cấp dưới và đẩy trách nhiệm lên cấp trên sẽ còn dài dài.
-Vì thế, tớ rất đồng tình với ý kiến của tiến sĩ Trần Du Lịch: Để tránh trường hợp cái gì cũng đến tay lãnh đạo cấp cao, phải có chế tài thật mạnh xử lý cấp dưới không làm nhiệm vụ theo thẩm quyền, trước khi xử lý việc họ làm sai.
-Nhưng cấp trên chỉ có chế tài xử lý đối với những người làm sai mà chưa có chế tài xử lý những người không làm. Không làm thì lấy gì để sai?
-Sao lại không xử, tôi giao nhiệm vụ, giao quyền quản lý cho anh mà anh không làm tròn thì tôi xử chứ sao không. Như vậy là không hoàn thành nhiệm vụ, phải xem lại anh có xứng đáng được giao quyền nữa không chứ.
-Nếu vậy thì còn gì để nói nữa bác.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chăm lo người lao động làm việc trực tiếp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị
Đi ngắm băng tuyết dịp Tết cần chú ý những gì?
Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân
Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội chạy xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25