-->

Cội nguồn của giáo dục

Câu thành ngữ “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là nét đẹp truyền thống đã được duy trì, in sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người Việt mỗi độ tết đến, xuân về. Nó gợi nhắc cho lớp sau tục lệ kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với những người trên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, sao cho trọn nghĩa“uống nước nhớ nguồn”, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"...
coi nguon cua giao duc Tết Hoa của đồng bào dân tộc Cống
coi nguon cua giao duc Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Tết chay Vu Lan

Ý nghĩa sâu sắc

Đối với người Việt Nam, Tết cổ truyền luôn được coi là dịp nghỉ lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Khi cành đào, cây mai khoe sắc thắm đung đưa trong gió xuân cũng chính là dịp tất cả mọi người tạm gác lại những bộn bề, lo toan thường nhật để trở về sum vầy bên gia đình, thầy cô và bạn bè.

coi nguon cua giao duc
GS Hoàng Chương

Xuất phát từ mong mỏi cùng nhau đón một cái Tết đông vui, hạnh phúc nên ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở cháu con rằng: “Mùng 1 Tết cha”, con cháu sẽ tề tựu đông đủ về từ đường bên nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nội. “Mùng 2 Tết mẹ” sẽ về từ đường bên ngoại, cũng thực hiện đầy đủ lễ nghi cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà ngoại.

Còn ngày “mùng 3 Tết thầy”, người Việt sẽ rủ nhau đến thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn người đã truyền đạt kiến thức, góp phần dạy dỗ chúng ta nên người. Đây cũng là thời gian hiếm hoi trong năm để bạn bè được ngồi lại bên nhau trò chuyện, chia sẻ và chúc nhau gặp nhiều điều may mắn trong năm mới.

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc như trên, nhiều người đã cho rằng, câu thành ngữ “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nếu chỉ hiểu đơn giản là lịch trình ngày xuân thì chưa thể nói lên hết hàm ý sâu sắc trong lời dạy của người xưa.

Chia sẻ về điều này, GS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu văn hóa dân tộc cho rằng, những câu nói được lưu lại trong dân gian suốt từ đời này sang đời khác thường mang triết lý sâu sắc, thậm chí trở thành định nghĩa về tư tưởng, tình cảm của dân tộc.

coi nguon cua giao duc

Đối với câu thành ngữ “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” vĩnh viễn nói về giáo dục con người, nhắc nhớ con người đang sống hôm nay phải suy ngẫm về truyền thống trước nhất phải kính trọng cha mẹ bởi “công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tiếp đến là đạo thầy trò với quan điểm “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

Vì thế, nếu hiểu câu thành ngữ là lịch trình chơi xuân thì chỉ mang tính ước lệ công thức. Thực tế phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng người ngày Tết mà sắp xếp đi thăm hỏi, chúc Tết cha mẹ, thầy cô.

“Trong ứng xử tình cảm, tâm linh không có thứ tự cụ thể, mọi ứng xử đều như nhau, quan trọng là sự tự giác của mỗi người.Trường hợp vì khoảng cách địa lý học trò không thể đến chúc Tết thầy thì mùng 3 Tết nên được hiểu là học trò sẽ nhớ tới thầy trong tâm khảm và nhớ lúc nào cũng được”, GS Hoàng Chương phân tích.

Cội nguồn từ giáo dục

Giải thích về cách cha ông ta tổng kết và sắp xếp những người xuất hiện trong câu tục ngữ, GS Hoàng Chương cho biết, trong đời mỗi người luôn có 3 người quan trọng không thể thay thế được. Trong đó, cha mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục nhưng con người được sinh thành chưa đủ mà phải có thầy, bởi “không thầy đố mày làm nên” những ai thiếu kiến thức sẽ không trở thành con người hoàn chỉnh được.

coi nguon cua giao duc

Phân tích sâu hơn về chữ thầy, GS Chương cho rằng, chữ thầy ở đây rất rộng, trên mỗi chặng đường đời của từng gặp và nhận nhiều người khác nhau làm thầy. Ngay cả cha mẹ cũng là người thầy dạy dỗ, theo sát chúng ta từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Bản thân mỗi người phải nhắc nhở chính mình trong đạo lý ứng xử, phải luôn luôn tôn trọng và nghĩ đến những người đã cho mình trí thức cùng sự hiểu biết để sống trong đời.

Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc, trong đó có Tết cha mẹ, Tết thầy đang bị người trẻ quên lãng hoặc tồn tại một cách mờ nhạt. Chính vì điều này mà văn hóa truyền thống cao quý của dân tộc đang dần mất đi, nhiều lễ nghi được vun đắp từ bao đời đang bị người trẻ lãng quên.

Thanh niên chỉ mong đến Tết để đi chơi, đi du lịch, một số khác chọn lựa về quê là để hưởng thụ không khí nhàn nhã chứ không phải vì tổ tiên, cha mẹ. Có những người còn “khoán trắng” Tết lại cho cha mẹ, bản thân hoàn toàn quên bổn phận làm con.

“Theo tôi việc vui chơi, du lịch cũng là nhu cầu cần thiết nhưng trước hết phải làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng với gia đình. Muốn làm được điều này, trước hết phải giáo dục lớp trẻ nhận thức được văn hóa trong một gia đình cần có kỷ cương và đạo lý”, GS Hoàng Chương phân tích.

Lấy dẫn chứng cụ thể, vị giáo sư nói, khi sang Hàn Quốc vào dịp lễ tết, những thanh niên hiện đại sinh sống ở các thành phố lớn đều trở về nhà sinh hoạt theo nếp sống cũ. Họ chân thành quỳ lạy chúc phúc cho ông bà, cha mẹ một năm mới mạnh khỏe, bình an.

Là một người thầy, tôi không mong học trò phải mang ơn mình chỉ cần ngày lễ tết nhận được một lời hỏi thăm, chúc mừng năm mới đã là 1 niềm vui lớn. Nó cho thấy học trò của mình là người có văn hóa.

Điều quan trọng trong Tết thầy, không phải là món quà to mà là sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc.

Để làm được điều này, mọi người cần làm tròn vai của mình, trò phải ra trò. Giờ đây người thầy không còn như xưa, không giữ được ái uy trong mắt học trò. Người thầy sống không gương mẫu, làm cho học trò coi thường thầy, ngày Tết không đến lễ thầy.

Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Theo phương án mới nhất, dự kiến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ sáp nhập 33 phường, xã hiện tại còn 6 phường, trong đó có phường Cửa Lò.
Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Sáng ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội với chủ đề “Sách mở rộng thế giới tư duy”.
Mùa cây “thay áo”

Mùa cây “thay áo”

Hà Nội đang bước vào mùa cây thay lá. Nhiều người bạn của tôi cùng nhận ra, những mảng sắc màu đa sắc của lá trong phút “tàn phai rực rỡ” biến chuyển khiến phố Hà thành như một bức tranh của Levitan. Nhưng với tôi, vũ điệu của lá khi trút xuống mang vẻ đẹp huyền ảo riêng có.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.
Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Hôm nay (15/4) có thể là ngày cuối cùng miền Bắc se lạnh về đêm và sáng. Từ trưa chiều nay, nền nhiệt tăng nhanh. Những ngày tới, nhiệt độ tiếp tục tăng, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối.
Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân

Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân

Khi nhắc đến Valentine, hình ảnh quen thuộc thường là những cặp đôi tay trong tay, những bó hoa rực rỡ, những món quà tình yêu và những lời chúc đầy ngọt ngào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có người để chia sẻ những điều đó. Với những người đang độc thân, ngày lễ tình yêu đôi khi trở thành một lời nhắc nhẹ nhàng rằng họ đang một mình. Nhưng trong thế giới hiện đại, vẫn còn có một ngày dành riêng cho những người chưa có nửa kia - đó chính là Valentine Đen (Black Valentine), rơi vào ngày 14/4 hằng năm.
Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc

Không khí lạnh bao phủ khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét; từ đêm 13-14/4, đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi cao có nơi dưới 13 độ.
Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
Xem thêm
Phiên bản di động