--> -->

Có một Hà Nội rất riêng

Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo cho riêng mình. Cũng vì vậy, việc đón Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ cho đến ngày nay.
Đầu năm, đến ngôi Đền cầu tài lộc linh thiêng nổi tiếng Hà Nội Mùng 2 Tết chợ dân sinh nhộn nhịp trở lại
Có một Hà Nội rất riêng
Người Hà Nội với trang phục áo dài truyền thống du Xuân phố cổ trong những ngày Tết.

Theo lời kể của nhà văn Nguyễn Việt Hà, người Hà Nội ngày nay mới có từ chơi Tết, chứ trước đây gọi là ăn Tết. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian: “Ăn no, mặc ấm”, vạn sự khởi đầu từ chữ “ăn”, “ăn Tết”, “ăn mặc”, “ăn chơi”, “ăn nói”... Thế nên, trong những bữa ăn ngày Tết, người ­Hà Nội cũng chuẩn bị những món ăn rất công phu.

Một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình “người Hà Nội” đó là món canh bóng. Canh bóng là một trong những món ăn truyền thống, được duy trì qua nhiều thế hệ. Từ đầu năm, mỗi khi mua thịt lợn các bà, các cô đều lóc miếng bì rồi dùng thanh tre căng như căng da trống rồi đem gác bếp. Da lợn hong khô bỏ vào lò nướng nở như miếng xốp. Trước khi nấu bóng phải ngâm, rửa thật kỹ bằng nước gừng. Miếng bóng nấu canh có vị ngọt do hút hết vị ngọt của tôm, thịt nạc, khi ăn hơi giòn, cảm nhận rõ mùi thơm của nấm, vị mát của su hào, cà rốt được cắt tỉa cầu kỳ.

Có một Hà Nội rất riêng
Phố cổ Hà Nội rực rỡ những trong ngày Tết cổ truyền.

Cùng với món canh bóng, trong văn hóa ẩm thực của người Hà Thành, món canh măng lưỡi lợn (măng dày nhọn như lưỡi lợn) cũng là món ăn rất công phu, phải đi nhiều phiên chợ mới chọn được loại măng như ý. Măng mua về cho vào nồi đồng đậy nắp kín để ở nơi khô ráo, thỉnh thoảng mang ra phơi và dùng giấy bản lau kỹ những chỗ mốc. Trước khi ninh phải rửa măng thật sạch, ngâm và thay nước nhiều lần, từ lúc nước có màu chè đặc thành nhạt màu mất một hai ngày. Sau khi hết mùi ngai ngái thì cho vào nồi luộc nhiều lần mới hoàn thành việc “tắm rửa” cho măng.

Cuối cùng, ninh măng với cổ cánh, thịt gà, thịt lợn, chân giò... Khi nào dùng đũa đâm nhẹ cũng xiên được vào miếng thịt là được. Miếng thịt mỡ ninh măng ăn béo ngậy nhưng không ngấy như thịt luộc hoặc quay. Măng lưỡi lợn dày, dễ ngấm vị của xương thịt nên mềm, ngọt đến tận chân răng kẽ lưỡi. Miếng măng vừa có chất xơ của rau vừa có chất thịt, giống như một loại “đông trùng hạ thảo” vậy.

Để giữ đúng hương vị truyền thống trong ngày Tết, trên mâm cơm dâng lên ban thờ trong những ngày Tết của gia đình, bà Lê Huyền Mai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn có những món ăn truyền thống. “Tết nào nhà tôi cũng nấu những món ăn truyền thống để dâng lên ông bà, tổ tiên như: Giò mỡ, canh bóng, canh măng,… Đặc biệt, không bao giờ thiếu bánh chưng, để ăn Tết trọn vẹn là phải đủ những món ăn truyền thống”, bà Mai bộc bạch.

Có một Hà Nội rất riêng
Tết là dịp để các gia đình sum vầy và dành cho nhau những tình cảm ấm áp.

Hạnh phúc khi được quây quần cùng con cháu trong mâm cơm ngày Tết, bà Nguyễn Chi Lan (quận Ba Đình, Hà Nội) tâm sự: “Bữa cơm ngày Tết, rất vui khi nhìn con cháu vui vẻ, quây quần ăn những món ăn truyền thống do tôi nấu, khi ấy, những hình ảnh Tết xưa như tự nhiên trở về…”.

Nhớ lại những lần được ngồi trông nồi bánh chưng cùng mẹ, bà Lan kể, vui và háo hức nhất là ngày 30 Tết, cả nhà quây quần gói bánh chưng rồi chuẩn bị cho giao thừa. Với các gia đình sống ở khu phố cổ thì vỉa hè trở thành nơi nấu bánh chưng Tết lý tưởng. Xung quanh bếp lửa hồng ấm cúng, cả nhà trông bánh, chơi Tết. Sang ngày mùng 1 thì cả gia đình cùng đi lễ chùa, du Xuân, vãn cảnh. Thật thảnh thơi và hạnh phúc!

Tết xưa của người Hà Nội đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỷ niệm về Tết thời xưa đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí nhiều người. Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Thế nhưng, nhiều gia đình vẫn cố gắng gìn giữ nét đẹp văn hóa qua những món ăn, hoạt động truyền thống mang đậm nét đẹp của người Hà Nội.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.
Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, việc xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở trong ngày 23/5 đã gây thiệt hại cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Thành phố Hà Nội bổ sung 3 dự án xây dựng tuyến đường tại phường Ngọc Thụy vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Long Biên.
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...
Djokovic tiến gần cột mốc 100 danh hiệu ATP: Thử thách cuối cùng mang tên Hubert Hurkacz

Djokovic tiến gần cột mốc 100 danh hiệu ATP: Thử thách cuối cùng mang tên Hubert Hurkacz

Trận bán kết đầy cảm xúc và kịch tính tại Geneva Open 2025, tay vợt huyền thoại người Serbia Novak Djokovic đã vượt qua Cameron Norrie sau ba set đấu với tỷ số 6-4, 6-7 (6-8), 6-1 để giành vé vào trận chung kết. Chiến thắng này không chỉ đưa anh đến gần danh hiệu đầu tiên tại Geneva, mà còn là cơ hội để chạm tay vào cột mốc 100 danh hiệu ATP - một trong những cột mốc lịch sử lớn nhất trong sự nghiệp của một tay vợt chuyên nghiệp.

Tin khác

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm trên quê hương Bác, màu xanh của lúa, màu hồng của sen, màu nâu trầm của mái nhà tranh xưa cũ hòa quyện tạo nên một bức tranh đồng quê đầy cảm xúc. Và cũng trong những ngày tháng Năm lịch sử, người dân muôn phương lại trào dâng niềm xúc động, tự hào nhớ về người cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới theo định hướng phát triển bền vững.
Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ngày 21/5, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (10/6/1995 - 10/6/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức tọa đàm và triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".
Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Chiếc mâm là vật dụng để xếp, bày thức ăn trong bữa cơm gia đình người Việt. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Việc ăn chung mâm cũng là cách tinh tế để mỗi người trong gia đình hiểu khẩu vị của nhau mà tôn trọng nhau hơn…
Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự tham mưu của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý gia hạn tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau ngày 21/5 và đề xuất cung cấp lịch trình các địa điểm trưng bày tiếp theo.
Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot - một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.
Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và nền tảng TikTok đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về truyền thông, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trên nền tảng TikTok.
Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Xem thêm
Phiên bản di động