--> -->

Chuyển từ "xanh" sang "vàng", Hà Nội "nâng cấp" công tác phòng, chống dịch

Sau khi ghi nhận nhiều ca F0 trong cộng đồng và đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 chuyển từ cấp độ 1 sang cấp độ 2, thành phố Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể về các hoạt động, dịch vụ được và chưa được hoạt động.
LĐLĐ Thành phố công bố Quyết định sắp xếp, thành lập Công đoàn cơ sở Cục Thuế Hà Nội Hà Nội thông báo khẩn tìm người đến mua bán tại chợ vải Ninh Hiệp

Theo Kế hoạch số 243/KH-UBND mới đây của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về việc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Hà Nội triển khai các biện pháp áp dụng chung cho toàn Thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng), một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4.

Cùng với việc ban hành Kế hoạch, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kèm Phụ lục về các biện pháp hành chính phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở Nghị quyết số 128 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Cụ thể đối với các hoạt động trên 30 người, Thành phố khuyến khích làm trực tuyến; trong trường hợp tổ chức trực tiếp phải xây dựng kế hoạch đảm bảo phòng, chống dịch và xin phép chính quyền địa phương, kèm theo điều kiện: 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của địa phương.

Chuyển từ
Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động không quá 50% công suất chỗ ngồi.

Đối với tổ chức lễ cưới, Thành phố yêu cầu không tập trung quá 30 người/thời điểm. Trong đó, những người thuộc diện cách ly hoặc theo dõi sức khỏe hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 không được tham dự. Ban Tổ chức, nhân viên phục vụ lễ cưới 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh Covid-19. Người bên ngoài gia đình chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin không nên tham gia lễ cưới. Phải tuân thủ 5K trong quá trình tham dự; luôn giữ khoảng cách giữa các bàn, người giữa các bàn không tiếp xúc gần với nhau; gia đình không thực hiện chúc mừng tại từng bàn. Ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

Cạnh đó, Thành phố yêu cầu rút ngắn tối đa thời gian tổ chức lễ cưới. Địa điểm tổ chức lễ cưới phải thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa.

Đối với tổ chức tang lễ người tử vong không do nhiễm/nghi nhiễm Covid-19, Thành phố yêu cầu không tập trung quá 30 người/thời điểm; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.

Những người thuộc diện cách ly hoặc theo dõi sức khỏe hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 không được tham dự tang lễ. Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin không nên tham dự tang lễ. Ban Tổ chức, nhân viên phục vụ lễ tang (tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi Covid-19). Phải tuân thủ 5K. Thành phố cũng yêu cầu không tổ chức ăn uống tại lễ tang.

Về hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà, Thành phố yêu cầu công suất tối đa 50% và không quá 30 người trong cùng thời điểm. Hàng ngày, cơ sở cung ứng dịch vụ phải thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trang thiết bị. Người hướng dẫn, người tham gia hoạt động tập luyện thể dục, thể thao đáp ứng điều kiện đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi Covid-19.

Cơ sở thể dục, thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục, thể thao trong nhà có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 theo quy định.

Tổ chức quét mã QR, thu thập thông tin người tham gia hoạt động, người đến sử dụng dịch vụ (thông qua mã QR hoặc khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến) hàng ngày; đảm bảo đầy đủ dung dịch khử khuẩn, nước rửa tay với xà phòng tại các khu vực tập luyện, thi đấu. Phòng tập phải đảm bảo thông gió tốt, khuyến khích thông gió tự nhiên; có nội quy, bảng hướng dẫn người tập thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đối với nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được bán hàng tại chỗ, hoạt động không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảo giãn cách, chủ nhà hàng và nhân viên phải tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. Thành phố yêu cầu đóng cửa nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trước 21h hàng ngày.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, trò chơi điện tử ngừng hoạt động. Dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch. Chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh Covid-19. Các hoạt động bán hàng rong, vé số dạo... không hoạt động.

Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp được hoạt động theo chỉ đạo riêng, đảm bảo phòng, chống dịch.

Với các cơ quan, công sở, tăng cường làm việc trực tuyến; thực hiện 5K; hạn chế tiếp khách làm việc trực tiếp tại đơn vị. Những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 không tham gia làm việc và phải thông báo với cơ quan y tế để phối hợp thực hiện phòng, chống dịch...

Với các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự thực hiện các hoạt động trực tuyến, trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp cần tuân thủ điều kiện: 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR; không tập trung quá 20 người; có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ...

Các cơ sở lưu trú đảm bảo công tác phòng, chống dịch; vận hành kinh doanh không quá 50% công suất; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.

Điểm tham quan du lịch, bảo tàng, triển lãm, thư viện đảm bảo quy định phòng, chống dịch; đón khách mỗi đoàn không quá 10 người; cán bộ, nhân viên phục vụ được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.

Các cơ sở khác như rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao... tạm dừng hoạt động

Hà Nội cũng quy định, đối với người từ các địa phương khác về Hà Nội vẫn áp dụng như quy định trước đó là không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Chuyển từ
Người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ rất cao về Hà Nội phải tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng.

Theo đó, đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ rất cao (cấp 4, tương ứng màu đỏ) hoặc khu vực phong tỏa/cách ly y tế thì phải tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm về Hà Nội; tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày; xét nghiệm 1 lần bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 1 từ khi tới Hà Nội.

Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin thì cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày, tiếp tục tự theo dõi 7 ngày tiếp theo; luôn thực hiện 5K và xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 2 lần vào ngày 1 và 7 từ khi tới Hà Nội.

Những người chưa tiêm vắc xin thì phải thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 14 ngày, tiếp tục tự theo dõi 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 3 lần vào ngày 1, ngày 7 và 14 kể từ khi tới Hà Nội.

Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ cao (cấp 3, tương ứng màu cam) áp dụng như sau: Những người tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm về Hà Nội tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày từ khi tới Hà Nội. Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin thì tự theo dõi trong vòng 14 ngày.

Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ trung bình (cấp 2, tương ứng màu vàng) áp dụng như sau: Những người tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm về Hà Nội không áp dụng cách ly, xét nghiệm. Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin thì tự theo dõi trong vòng 14 ngày.

Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ thấp (cấp 1, tương ứng màu xanh) áp dụng như sau: Những người tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính từ thời điểm về Hà Nội không áp dụng cách ly, xét nghiệm. Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin thì tự theo dõi trong vòng 7 ngày.

Tất cả các trường hợp khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo cam kết với chính quyền địa phương. Trong suốt quá trình cách ly, tự theo dõi sức khỏe nếu có bất kỳ triệu chứng nghi mắc Covid-19 cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệp và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Đối với trường hợp mắc Covid-19, Thành phố không áp dụng tự chữa trị tại nhà.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Bộ Y tế thông tin về dịch Covid-19 đang gia tăng ở Thái Lan

Bộ Y tế thông tin về dịch Covid-19 đang gia tăng ở Thái Lan

Theo Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 tăng tại Thái Lan liên quan đến sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16 và khẳng định tại Việt Nam không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự án Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) sửa đổi.
Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, thực hiện các biện pháp xử lý việc xếp hàng giữ chỗ trực tiếp từ sớm, gây mất trật tự công cộng, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Ngày 14/5, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan đến vụ án đất hiếm ở Yên Bái.

Tin khác

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Chiều 13/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Việc tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025 cần được triển khai sâu rộng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan; có tính định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn...
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.
Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Với việc khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô, Hà Nội chính thức đặt nền móng cho một hệ sinh thái truyền thông công hiện đại, lấy công nghệ làm trụ cột, báo chí làm trung tâm và người dân làm đối tượng phục vụ.
Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Xem thêm
Phiên bản di động