-->

Chuyện nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 6, khi tình hình dịch Covid-19 tại nước ta đang dần được kiểm soát, các ca bệnh đã có chuyển biến tích cực, nhiều bệnh nhân được xuất viện. Thế nhưng ít ai biết được rằng đằng sau sự khỏe mạnh hoàn toàn của bệnh nhân là cả chuỗi ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi của đội ngũ y, bác sỹ. Họ luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Khó khăn, hiểm nguy là thế, song họ vẫn thầm lặng làm việc hết mình để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân.
Tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho công dân nấu cơm tặng y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19
Bác sĩ trẻ nơi tuyến đầu chống dịch

Âm thầm chăm sóc bệnh nhân

Đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) khi dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, hình ảnh khiến chúng tôi xúc động là những nữ điều dưỡng mặc áo xanh âm thầm chăm sóc đút từng miếng cháo, ngụm nước cho người bệnh mắc Covid-19. Trong số đó có nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Hưởng (sinh năm 1991), là điều dưỡng viên Khoa Hồi sức Tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

5513 ynh 2 1
Điều dưỡng Hưởng là một trong những điều dưỡng trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, đặc biệt có bệnh nhân số 19.

Tính đến thời điểm này là hơn hai tháng điều dưỡng Hưởng cùng các đồng nghiệp xa gia đình trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân. Nghẹn ngào nhớ lại khoảng thời gian cùng sát cánh với các đồng nghiệp chống dịch Covid-19, điều dưỡng Hưởng cho biết chị làm việc ở đây cũng đã hơn 3 năm, công việc thường ngày là điều dưỡng viên, chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân, nhiều bệnh nhân không có người nhà hỗ trợ, chị phải lo từng bữa ăn, giấc ngủ của bệnh nhân. Chuyên môn của chị là làm thuốc, phát thuốc và cho bệnh nhân uống thuốc, theo đó chị cũng sẽ cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và giúp bệnh nhân tắm rửa, thậm chí là cả việc đi vệ sinh.

Những ngày nhận nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 các bác sỹ, y tá, điều dưỡng luôn phải gắn liền với những bộ đồ bảo hộ. Kể về những ngày vừa mặc đồ bảo hộ vừa chăm sóc bệnh nhân điều dưỡng Hưởng cho biết: “Có những hôm trời nóng, phải mặc đồ bảo hộ kín mít chăm bệnh nhân mà phòng lại không được bật điều hòa, chỉ mặc được 5 phút thôi, mồ hôi đã chảy ròng ròng như tắm, ướt sũng cả người bởi bộ đồ bảo hộ không nặng nhưng rất bí. Những ngày đầu mặc đồ bảo hộ do chưa thành thục cách mặc đồ nên trên mặt, trên người hằn lên khá nhiều vết do khẩu trang, quần áo thít chặt, thế nhưng dần rồi tôi cũng quen. Sau khi chăm bệnh nhân xong, tháo đồ bảo hộ là tôi đi tắm, gội đầu, sát khuẩn để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh”.

Những ngày sát cánh chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 có lẽ là những tháng ngày không quên của cô điều dưỡng trẻ tuổi. Nhớ lại khi mới tiếp nhận nhiệm vụ này Hưởng tâm sự: “Do số lượng bệnh nhân tăng lên, bệnh viện không có đủ nhân lực nên mình cùng một số anh, chị được điều chuyển tăng cường chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19. Mọi người vẫn cứ nghĩ căn bệnh này thật đáng sợ nhưng với bác sỹ, y tá và điều dưỡng như chúng tôi thì chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi. Tôi chỉ có duy nhất một suy nghĩ đó là muốn cống hiến sức mình để cùng chung sức giúp đất nước vượt qua được đại dịch này”

Cũng vì đông bệnh nhân chuyển về bệnh viện cách ly, các bác sỹ, y tá, điều dưỡng tại bệnh viện lại căng mình chăm sóc bệnh nhân. Với họ, những ngày vất vả ấy, họ phải chăm bệnh nhân 12 tiếng/ngày, việc tranh thủ chợp mắt vài phút là thường xuyên, mỗi ngày họ chỉ có 30 phút để ăn cơm và rồi lại thay phiên nhau trực bệnh nhân. Mặc dù vất vả là vậy nhưng các y, bác sỹ ở đây vẫn động viên nhau giữ sức khỏe để tiếp tục chăm sóc bệnh nhân, bởi khi đó đang có quá nhiều người cần đến sự chăm sóc của họ.

Đâu chỉ có vất vả mà công việc của điều dưỡng phải trực tiếp tiếp xúc với các bệnh nhân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh. Dù công việc vất vả, nhiều rủi ro song họ vẫn luôn đặt sức khoẻ bệnh nhân lên hàng đầu, chăm sóc hết lòng, nỗ lực hết sức không kể ngày đêm để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người bệnh và gia đình.

Thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19 khiến cho nhiều đơn vị thiếu nhân lực, đặc biệt là tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại đây các điều dưỡng như Hưởng ngoài chăm sóc cho bệnh nhân Việt Nam họ còn chăm sóc cả bệnh nhân là người nước ngoài với những nỗ lực cao nhất. “Bệnh nhân là người nước ngoài nặng 80 - 90kg nhưng nằm quá lâu một chỗ họ khó chịu, luôn trằn trọc, có khi họ còn chui xuống dưới giường, khi đó một mình tôi phải kéo bệnh nhân lên. Lúc đầu còn nhiều khó khăn nhưng khi quen rồi mọi người cũng có thêm kỹ năng để giúp bệnh nhân nằm tư thế tốt nhất”, điều dưỡng Hưởng tâm sự.

Bác sỹ, điều dưỡng phải là người đầu tiên thực sự bình tĩnh

5510 ynh 1 1
Điều dưỡng Nguyễn Thị Hưởng, Điều dưỡng viên Khoa Hồi sức Tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Đã hơn 2 tháng Hưởng nhận nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19, với chị đây là khoảng thời gian xa gia đình lâu nhất và cũng là khoảng thời gian giúp chị học được nhiều thứ nhất. Kể về quãng thời gian này, điều dưỡng Hưởng cho hay: “Thật sự là làm việc liên tục trong thời gian dài như thế, mình đã cảm thấy nản chí. Có những lúc nhớ nhà nhưng mà không dám gọi điện cho người thân vì sợ gọi lại càng nhớ nhiều. Nhiều lúc tủi thân mà bật khóc lúc nào không biết nhưng chỉ cần bệnh nhân khỏe hơn mỗi ngày vậy là mình có thêm động lực để tiếp tục hỗ trợ họ. Lúc đó, hơn ai hết từ bác sỹ đến điều dưỡng phải là người giữ tâm lý vững vàng để trấn an tinh thần cho bệnh nhân và tránh những lo lắng của người thân đối với mình. Ban đầu khi có kết quả dương tính với Covid-19, bệnh nhân nào cũng hoang mang, khi đó bác sỹ, điều dưỡng cũng phải rất tinh tế trong cách giải thích, hướng dẫn cho người bệnh, để giúp họ hiểu, không hoang mang và hợp tác điều trị”.

Hưởng là một trong số các điều dưỡng nhận nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân 19, kể về khoảng thời gian trực tiếp chăm sóc bệnh nhân điều dưỡng Hưởng cho biết: “Trong thời gian chăm sóc bệnh nhân 19, điều khiến mình bất ngờ nhất là bác gọi tên mình. Chỉ là những câu như Hưởng ơi, lấy cho bác cái này hay bác ăn cái kia, sau đó thì nói chuyện nhiều hơn, tâm sự về gia đình. Các bạn điều dưỡng ở đây, ai bác cũng nhớ tên, có hôm vắng bạn nào không đi làm là bác sẽ hỏi ngay. Điều này khiến mình thấy rất vui và hạnh phúc. Đặc biệt là qua từng ngày chăm sóc mình thấy sức khỏe của bác ngày càng tốt dần lên và rồi cũng đến ngày bác được xuất viện”.

Trong những tháng ngày vất vả đó chỉ cần nghĩ đến gia đình, nghĩ đến mẹ là cô điều dưỡng trẻ như được tiếp thêm sức mạnh. Mong chờ mãi, đến ngày 27/5 khi không có thêm bệnh nhân nặng nào được chuyển lên bệnh viện, nữ điều dưỡng Hưởng được trở về gặp gia đình sau nhiều thời gian vất vả chăm sóc bệnh nhân. Ngay khi nhận quyết định sẽ được nghỉ phép về với gia đình, Hưởng đã vui tới nỗi không ngủ và đã gọi về thông báo ngay với mẹ.

“Nhận được thông báo sắp được về thăm nhà mình vui lắm, đã gọi ngay cho mẹ để mẹ và gia đình mừng. Mẹ mình không phải là người giỏi thể hiện sự quan tâm nên cũng chỉ bảo: “Ừ, về đi, muốn ăn cái gì để mẹ chuẩn bị, mẹ nuôi mấy con gà rồi đấy”. Chỉ cần nghe lời mẹ nói thế thôi là mình cũng thấy hạnh phúc lắm rồi”, điều dưỡng Hưởng bộc bạch.

Trò chuyện với nữ điều dưỡng đã giúp chúng tôi thấu hiểu vì sao với công việc vất vả là vậy nhưng những điều dưỡng viên vẫn luôn bền bỉ gắn bó với nghề, bởi chính nụ cười rạng rỡ của bệnh nhân đã tiếp thêm niềm tin cho họ vượt qua tất cả để cống hiến tuổi trẻ, nhiệt huyết và đam mê cho nghề. Với tinh thần sẵn sàng cho đi để nhận lại và trách nhiệm vì cộng đồng, quên mình để đóng góp vào thành công trong điều trị dịch bệnh Covid-19, những câu chuyện như của điều dưỡng Hưởng sẽ là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho những cán bộ, bác sỹ trong tuyến đầu chống dịch.

Ngọc Nga – N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

(LĐTĐ) Trải qua chiều dài lịch sử, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo cho riêng mình. Cũng vì vậy, việc đón Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ cho đến ngày nay.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

(LĐTĐ) Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để “bẫy” người dùng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

(LĐTĐ) Ngày hóa vàng là thời điểm quan trọng để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu chúc bình an, tài lộc. Việc chọn ngày tốt để hóa vàng không chỉ giúp gia đình cảm thấy yên tâm mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

(LĐTĐ) Đầu năm mới, người Việt luôn coi trọng việc mua sắm những vật phẩm mang ý nghĩa cầu may, với mong muốn một năm mới an lành, tài lộc. Dưới đây là một số thứ nên mua để cả năm Ất Tỵ 2025 được hanh thông, thuận lợi.
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

(LĐTĐ) Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn. Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong tình cảm gia đình gắn bó keo sơn giữa các thành viên.
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã đến thăm, chúc Tết quân và dân đảo Trà Bản, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với Nguyễn Xuân Son rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên cầu thủ này được trải nghiệm người Việt đón Tết Việt.
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa

Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa

(LĐTĐ) Ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025, tại thành phố Vinh (Nghệ An), những con đường hoa đã được hoàn thành, sắc xuân tràn ngập trên từng con phố.
Xem thêm
Phiên bản di động