Chuyển đổi số trở thành “cú hích”, là cơ hội lớn cho hoạt động xuất bản
Tối nay (19/4), khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần I năm 2022 Hội sách trực tuyến quốc gia ưu đãi sách 15-80% Ngày Sách và Văn hóa đọc với nhiều trải nghiệm công nghệ thú vị |
Tọa đàm được tổ chức hướng đến mục tiêu tìm ra những giải pháp giúp hoạt động xuất bản thích ứng và đạt được những kỳ vọng trong thời kỳ mới, đồng thời phát triển cộng đồng, các tổ chức học tập, kết nối những doanh nghiệp có cùng định hướng, tầm nhìn, đóng góp những giá trị thiết thực cho xã hội.
![]() |
Trong điều kiện bùng nổ của thiết bị thông minh, chuyển đổi số trở thành điều kiện bắt buộc trong ngành xuất bản |
Tại tọa đàm các vấn đề xoay quay chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản như: Sự cấp thiết của chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản; Thực trạng ngành xuất bản số tại Việt Nam; Những cơ hội, thách thức của ngành xuất bản trong thời kỳ mới; Những yếu tố để khai thác hiệu quả “mảnh đất màu mỡ” trong lĩnh vực xuất bản điện tử; Các biện pháp để để chuyển đổi số thành công cũng như vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chuyển đổi số ngành xuất bản đã được các diễn giả trao đổi, thảo luận.
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số hiện là xu thế phát triển của mọi ngành nghề, trong đó có ngành xuất bản. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xuất bản điện tử, phát triển công nghệ trong lĩnh vực sách là vấn đề mũi nhọn được quan tâm, trao đổi của các lãnh đạo cùng các đơn vị xuất bản, phát hành.
Trong điều kiện bùng nổ của thiết bị thông minh như hiện nay, việc sử dụng ebook, audio book… sẽ ngày càng phổ biến. Chuyển đổi số trở thành điều kiện bắt buộc trong ngành xuất bản.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chuyển đổi số đã trở thành “cú hích”, là cơ hội lớn mở ra giai đoạn mới cho hoạt động xuất bản. Văn hóa đọc sách được coi là một hoạt động cực kỳ quan trọng để xây dựng thành văn hóa doanh nghiệp đặc trưng.
Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, chuyển đổi số sẽ là một cuộc cách mạng lớn làm thay đổi toàn ngành xuất bản, từ khâu sản xuất (biên tập, thiết kế, xuất bản) cho tới khâu tổ chức lưu thông, phân phối qua các nền tảng, hệ thống cung cấp sách điện tử.
Chia sẻ tại tọa đàm, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Nguyên cho biết quá trình chuyển đổi số trong ngành xuất bản có 4 giai đoạn chính. Thứ nhất là số hóa các dữ liệu, quá trình này được thực hiện từ khá sớm trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất bản nói riêng.
Ngay từ năm 1995, lĩnh vực xuất bản đã thực hiện công tác số hóa này và đã được thực hiện đến nay và ngày càng hiện đại, quy mô hơn, số lượng dữ liệu số hóa ngày càng nhiều hơn. Một số đơn vị hiện nay đã số hóa được toàn bộ kho sách của mình.
Thứ hai là việc triển khai các ứng dụng, nền tảng và một số hoạt động đơn giản hoặc hoạt động có tính lặp đi lặp lại nhiều, ví dụ như hoạt động hành chính, họa động kế toán. Thứ ba là ứng dụng các nền tảng vào quy trình xuất bản, từ khâu quản lý, đến khâu biên tập, phát hành, phát triển thị trường, truyền thông... Thứ tư là quá trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động của quy trình, tuy nhiên quá trình ứng dụng này còn rất hạn chế.
Theo đó, chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản giúp tạo ra sự đa dạng các sản phẩm, đa dạng hóa các hình thức sản phẩm xuất bản. Đồng thời, tạo ra sự đa dạng hóa các mô thức của hoạt động xuất bản, đồng thời tạo ra một thị trường xuất bản.
Dưới góc độ của nhà xuất bản, Giám đốc Nhà xuất bản Công Thương Nguyễn Minh Huệ cho biết, trong bối cảnh số hóa toàn cầu, chuyển đổi số đó là một nhu cầu tất yếu, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với các nhà xuất bản, hiện nay xuất bản số đã trở thành một xu thế tất yếu. Mỗi nhà xuất bản cần xây dựng một định hướng, chiến lược, bước đi phù hợp để vừa có thể bắt nhịp nhu cầu của cơ chế thị trường, vừa vận dụng các nền tảng công nghệ số một cách tốt nhất.
Bên cạnh quá trình chuyển đổi số, tại tọa đàm các chuyên gia cũng chú trọng đề cập đến việc thúc đẩy văn hóa đọc. Bởi văn hóa đọc là bệ đỡ cho sự phát triển của ngành xuất bản, nếu không có văn hóa đọc ngành xuất bản khó phát triển, khó mở được thị trường dù là phát triển truyền thống hay phát triển số.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL
Du lịch 25/07/2025 19:17

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025
Văn hóa 25/07/2025 18:57

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô
Văn hóa 25/07/2025 18:51

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công
Y tế 25/07/2025 17:45

Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ
Cộng đồng 25/07/2025 15:53

Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt trong tháng 7/2025
Du lịch 25/07/2025 11:55

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025
Hoạt động 24/07/2025 17:00

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Xã hội 24/07/2025 15:56