Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ song hành Cần tập trung đầu tư để hiện đại hóa các trường ở tất cả các bậc học Tham nhũng, quan liêu là tệ hại nhất cần phải được khắc phục |
Góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kỹ sư công nghệ thông tin Đinh Văn Tiến, Quản lý kỹ thuật, Công ty Cổ phần Teko Việt Nam đồng ý với mục tiêu phát triển của Đảng ta đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, thành nước phát triển, thu nhập cao.
Tuy nhiên, để thực hiện lộ trình trên, ông Tiến cho rằng, văn kiện cần văn kiện cần nhấn mạnh đến vấn đề chuyển đổi số quốc gia và những giải pháp hữu hiệu để thực hiện chuyển đổi số.
Tháng 6/2020 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình hướng đến xây dựng Việt Nam thành một quốc gia số lấy người dân là trung tâm với ba mục tiêu: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Kỹ sư công nghệ thông tin Đinh Văn Tiến, Quản lý kỹ thuật, Công ty Cổ phần Teko Việt Nam. |
Hướng tới Chính phủ số, đến năm 2025, nước ta có 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc, Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI); về Kinh tế số, Việt Nam hướng tới nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), kinh tế số chiếm 20% GDP và năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; về Xã hội số, Việt Nam hướng đến mục tiêu trên 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh và nước ta thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành, các địa phương nhanh chóng xây dựng chiến lược và chương trình chuyển đổi số của mình và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực thực hiện chuyển đổi số.
Tuy nhiên, có thể thấy sự dịch chuyển của quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra tương đối chậm, hầu hết các cơ quan, tổ chức đang chưa biết bắt đầu từ đâu, mặc dù chúng ta đã có bước tiếp cận với xu hướng này về mặt công nghệ tương đương so với thế giới.
Chuyển đổi số được xem như vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại. Vì vậy, thời gian tới, bên cạnh hạ tầng số, chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho chuyển đổi số, ông Tiến cho rằng cần đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực cho thế hệ kế cận trở thành những chuyên gia chuyển đổi số, làm lực lượng nòng cốt chuyển đổi số trên toàn quốc.
Theo ông Tiến, bản chất của nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên ứng dụng các công nghệ số, nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng tri thức, ở đó vai trò của tri thức được coi là tài nguyên cho sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế, đòi hỏi nguồn nhân lực số phải là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ trong nền kinh tế.
Với đặc trưng của nguồn nhân lực số, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Theo đó, chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cần hướng đến đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin, đặc biệt là cập nhật giáo trình đào tạo công nghệ thông tin gắn với các xu thế công nghệ mới như Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), AI, công nghệ robot, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp cận lĩnh vực này từ sớm. Các chương trình giáo dục cần rà soát để cập nhật và giáo dục cho trẻ em về internet ngay từ trong các cấp học phổ thông.
Bên cạnh đó là xây dựng hệ sinh thái với sự liên kết, chuyển giao ba bên giữa doanh nghiệp, nhà trường và người học nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật, công nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu học tập, cập nhật công nghệ cho các lứa tuổi.
Các trường đại học trong nước cần kết hợp với các viện nghiên cứu, đại học, trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới về nền tảng công nghệ, kỹ thuật số nhằm xây dựng hệ thống đại học thông minh và từng bước hình thành các trung tâm nghiên cứu về khoa học công nghệ, kỹ thuật số hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
Các cán bộ trực thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố cũng cần được đào tạo ngắn hạn, dài hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số để đáp ứng được yêu cầu công việc hiện nay…
Phương Bùi (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57