-->

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng những không gian sáng tạo là yếu tố then chốt, cần thiết để tạo ra sản phẩm văn hóa, mang đến lợi ích kinh tế - xã hội.
Đưa hình ảnh Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” đến với bạn bè năm châu Đặc sắc không gian văn hoá trải nghiệm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội

Tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” do thành phố Hà Nội tổ chức sáng 21/3, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới.

Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đồng tình với quan điểm Hà Nội có nguồn lực lớn về di sản vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương nêu ý kiến, cùng với nguồn lực di sản văn hóa truyền thống, hiện nay Hà Nội còn nguồn lực nữa là không gian sáng tạo.

Năm 2020, Hà Nội tròn 1010 tuổi, được thế giới biết đến là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hoà bình”, “Thành phố sáng tạo”. Đặc biệt, thế giới và cả nước đã ghi nhận những nỗ lực của Thủ đô về phát triển văn hóa. Với việc tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” của UNESCO (2019), sở hữu những giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo, Hà Nội coi hội nhập là động lực của sự phát triển bền vững.

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới.

Là thành viên của “Mạng lưới các thành phố sáng tạo”, Hà Nội có cơ hội làm nổi bật đặc trưng văn hóa của Thủ đô đối với thế giới, đồng thời, xây dựng chiến lược văn hóa toàn diện, tổng thể, đổi mới tư duy về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội, vừa giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, vừa tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại…

Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề cần phải đặt ra đối với Hà Nội trong mục tiêu phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển Thành phố hiện nay. Những không gian sáng tạo, điểm đến của văn hóa - sáng tạo, văn hóa - kinh tế... vẫn chưa thể trở thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế sáng tạo, bởi lẽ mới tập trung vào một số ngành nghề nhất định, có tính chất tự phát, quy mô nhỏ, tản mát và thiếu liên kết, quảng bá quốc tế... nên các không gian này chưa có một đời sống sáng tạo mãnh liệt, gắn năng lực sáng tạo với phát triển kinh tế.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hương cho rằng Hà Nội cần tập trung nghiên cứu quy hoạch không gian văn hóa, kết nối giữa các địa phương để đưa vào quy hoạch chung; nghiên cứu mô hình chuyển đổi, cải tạo các di sản văn hóa trở thành các không gian văn hóa sáng tạo gắn với các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc sắc phát huy giá trị các di sản văn hóa của địa phương để tạo lập hoạt động thiết kế sáng tạo trong văn hóa, nghề thủ công phục vụ du lịch, thương mại và phát triển kinh tế địa phương.

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 190 không gian sáng tạo. Có thể kể đến một số không gian sáng tạo tiêu biểu của Thủ đô như: phố đi bộ Hồ Gươm, phố Sách, phố bích họa Phùng Hưng, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân; hệ thống các bảo tàng, viện, trung tâm chuyên về văn hóa, nghệ thuật; các hội nghề nghiệp văn học, nghệ thuật; trường đại học, nhà hát, khu triển lãm và cơ sở dành cho hoạt động biểu diễn...

Ngoài ra, Hà Nội còn hệ thống không gian công cộng, là những không gian mở mà mọi người đều có thể tiếp cận, như hệ thống các công viên, vườn hoa, quảng trường, phố đi bộ cuối tuần, đã và đang được sử dụng cho nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật lớn. Sự nở rộ của các không gian sáng tạo tại Hà Nội cho thấy tín hiệu vui trong việc nuôi dưỡng và phát triển văn hóa từ chính cộng đồng, cũng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội khi lựa chọn đẩy mạnh phát triển các không gian văn hóa sáng tạo.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hương cũng nhìn nhận, theo nhiều chuyên gia, trước áp lực về đô thị hóa, gia tăng dân số, Hà Nội còn nhiều việc phải làm để những không gian này là nơi lan tỏa thông điệp về sáng tạo của người dân, nghệ sĩ Thủ đô.

“Ở góc độ nào đó, những không gian sáng tạo này là yếu tố then chốt, cần thiết để tạo ra sản phẩm văn hóa, mang đến lợi ích kinh tế - xã hội. Thành phố cần đẩy mạnh nghiên cứu, ban hành chính sách đặc thù để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo nói chung và không gian sáng tạo nói riêng”, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương nói.

Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phân tích, các không gian sáng tạo được hình thành trước hết là hướng tới cộng đồng, vì cộng đồng nhưng lại vận hành theo mô hình của một doanh nghiệp. Vì thế, nếu chỉ thuần túy áp dụng những chính sách kinh tế trong quản lý các doanh nghiệp này như doanh nghiệp thông thường khác, thì sẽ không thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Do vậy, cần có chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuế doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng, thuê mặt bằng kinh doanh... tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sáng tạo phát triển.

Đồng thời bên cạnh việc phát triển văn hóa nhưng cũng phải quan tâm đến thị trường văn hóa. “Chúng ta có sản phẩm văn hóa, tiêu biểu mang đặc trưng nhưng cũng phải có thị trường để đảm bảo phân phối và lưu thông sản phẩm đó. Vì vậy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, thị trường văn hóa để phát triển nguồn lực văn hóa Thủ đô”, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương chia sẻ.

Theo PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, trên nền tảng đó, Hà Nội có thể thực hiện được sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

Đó là một mục tiêu lớn và khó, đòi hỏi không chỉ sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân đang sinh sống, làm việc tại Thủ đô thông qua những hành vi ứng xử mỗi ngày nhằm chung tay xây dựng Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, một điểm đến đáng đến, một thành phố đáng sống.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (11/4): Vàng nhẫn, vàng miếng bứt phá mạnh mẽ

Giá vàng hôm nay (11/4): Vàng nhẫn, vàng miếng bứt phá mạnh mẽ

Hôm nay (11/4), giá vàng trong nước và thế giới giữ đà tăng giữa bối cảnh giới đầu tư đang tìm đến kim loại quý này như một kênh trú ẩn an toàn. Trước rủi ro suy thoái và tác động của thuế quan, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào vàng.
Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nét đẹp từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện Thường Tín. Phong trào vừa là động lực để chị em phấn đấu, vừa là cơ hội để chị em phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo, vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
U17 Việt Nam cay đắng lỡ hẹn World Cup 2025: Khi giấc mơ tan vỡ chỉ vì 2 phút cuối

U17 Việt Nam cay đắng lỡ hẹn World Cup 2025: Khi giấc mơ tan vỡ chỉ vì 2 phút cuối

Dẫn trước suốt gần 70 phút, chơi kiên cường và đầy quả cảm, nhưng U17 Việt Nam đã không thể bảo vệ được thành quả khi để U17 UAE gỡ hòa ở phút 88, qua đó chính thức dừng bước tại VCK U17 châu Á 2025 và lỡ hẹn với tấm vé lịch sử tham dự U17 World Cup.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 11/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; trưa chiều giảm mây trời nắng.
Bị cáo 80 tuổi lừa đảo tiền tỷ để đi làm đẹp

Bị cáo 80 tuổi lừa đảo tiền tỷ để đi làm đẹp

Để có tiền chi tiêu cá nhân, cho vay, sử dụng dịch vụ giảm béo toàn thân ở thẩm mỹ viện, bị cáo 80 tuổi đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của vợ chồng bà Nguyễn Thị H 1,2 tỷ đồng.
Tài xế xe công nghệ nhặt được 11 triệu đồng giao nộp Công an

Tài xế xe công nghệ nhặt được 11 triệu đồng giao nộp Công an

Trên đường đi làm, anh Trịnh Bá Hạnh (là xe ôm công nghệ Be) phát hiện số tiền trên rơi vãi ra đường. Anh Hạnh đã đỗ xe nhặt và mang đến Công an phường Thổ Quan (Hà Nội) giao nộp để nhờ lực lượng chức năng trả lại cho người đánh rơi.

Tin khác

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp báo công bố chương trình Lễ hội Làng Sen 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, gắn với khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” và quảng bá tour du lịch “Về quê Bác”.
Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Ngày 9/4, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển cách đây hơn 5 thế kỷ, lễ hội chùa Phúc Sơn là ngày hội truyền thống của người dân xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, Nam Định). Đây là ngày hội văn hóa gắn liền với Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa và tưởng nhớ tứ tổ đã khai sáng vùng đất Quần Anh xưa (nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu).
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Festival Phở 2025: Tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Festival Phở 2025: Tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 19/KH-VP về việc tổ chức "Festival Phở năm 2025" nhằm quảng bá hình ảnh "Phở Hà Nội" - một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời góp phần phát triển công nghiệp văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Tạm dừng, hoãn một số hoạt động ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Tạm dừng, hoãn một số hoạt động ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong 2 ngày Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone, các hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí bên lề Lễ hội Đền Hùng sẽ hoãn, lùi thời gian tổ chức.
Xem thêm
Phiên bản di động