--> -->

Chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.
Xứng đáng với vai trò là “trái tim” của cả nước Phấn đấu hoàn thành khát vọng xây dựng Thanh Oai thành đô thị sinh thái Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, động viên sản xuất đầu năm tại huyện Thanh Trì

Ngày 19/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Đặt người Hà Nội vào trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô
Đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô.

Nội dung của Chỉ thị nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực… Các thế hệ người Hà Nội luôn tự hào với giá trị truyền thống, quan tâm xây dựng và hoàn thiện nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thông qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa con người với con người.

Với vị trí, tầm vóc của một Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của cả nước, Hà Nội luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó thường xuyên nhấn mạnh vai trò gương mẫu, đi đầu trong phát triển văn hóa, con người.

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, Đảng bộ Hà Nội luôn xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được cụ thể hóa trong Chương trình công tác lớn của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp.

Hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch, đề án… gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua lớn như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Người tốt việc tốt”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… Nhiều sáng kiến, mô hình hay đem lại kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, Thành ủy Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, bền vững, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Điều đó có nguyên nhân khách quan song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Theo Thành ủy Hà Nội, sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới, Thành ủy nêu rõ các nhiệm vụ chủ yếu và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội toàn Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt.

Trong đó, Thành ủy yêu cầu quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả đường lối, quan điểm trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021): “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo.

Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị của quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”.

Cùng với đó, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên. Đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân. Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, coi đây là một nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên, Thành ủy Hà Nội yêu cầu tập trung xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng để khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô thanh lịch, văn minh; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống… cho thế hệ trẻ Thủ đô, hướng tới hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới;

Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh; xây dựng và gương mẫu thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa liêm chính để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu trở thành tấm gương chuẩn mực trong ứng xử, phát ngôn, giao tiếp tại công sở, gia đình, nơi cư trú và nơi công cộng; xây dựng môi trường văn hóa công sở đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, nhân văn; nghiên cứu, đề xuất, thực hành các sáng kiến, giải pháp tạo lập môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh, nhân văn, sáng tạo; xây dựng, phát huy hiệu quả “văn hóa trên môi trường số”, khai thác tốt các giá trị truyền thống hướng tới mục tiêu xây dựng “công dân số”, “công dân toàn cầu”…

Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch cụ thể hóa và thực hiện Chỉ thị. Trong đó lưu ý, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo, cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới với phương châm: “Cụ thể, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện” để triển khai trong toàn Thành phố.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất chế độ đặc biệt cho tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng quốc gia

Đề xuất chế độ đặc biệt cho tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng quốc gia

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tuyển chọn, sử dụng tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước cụ thể hóa yêu cầu của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và các kế hoạch hành động chiến lược của Ban Chỉ đạo Trung ương, nhằm thu hút, sử dụng hiệu quả nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Những sai lầm phổ biến khi vận hành tòa nhà và cách khắc phục

Những sai lầm phổ biến khi vận hành tòa nhà và cách khắc phục

Phần lớn các sai sót trong quản lý vận hành (QLVH) tòa nhà có thể phòng tránh nếu có một hệ thống quy trình chuyên nghiệp, đội ngũ được đào tạo bài bản và ứng dụng công nghệ hiệu quả. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ TNPM là bài học tốt cho các doanh nghiệp QLVH còn non trẻ ở Việt Nam.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 121/CĐ-TTg về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh.
Gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là thương binh, thân nhân gia đình chính sách

Gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là thương binh, thân nhân gia đình chính sách

Ngày 25/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là thương binh, thân nhân gia đình chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ

Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ

Trước thiệt hại nặng nề của người dân ở các xã miền Tây (Nghệ An), Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung Bộ đã điều động 250 chiến sĩ lên đường hỗ trợ bà con vùng lũ.
Giải pháp nào để người tiêu dùng nhận diện được hàng giả, hàng nhái?

Giải pháp nào để người tiêu dùng nhận diện được hàng giả, hàng nhái?

Sáng 25/7, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”.
Gần 1.300 công nhân cùng dự “Bữa cơm Công đoàn”

Gần 1.300 công nhân cùng dự “Bữa cơm Công đoàn”

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 96 năm Thành lập Công đoàn Việt Nam, ngày 25/7, Công đoàn Công ty TNHH phụ tùng xe máy - ô tô Goshi Thăng Long phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” với sự tham gia của gần 1.300 công nhân lao động.

Tin khác

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra từ 22h đến 22h08 ngày 10/8, với quy mô gồm 300 quả pháo hoa tầm cao và 60 giàn pháo hoa tầm thấp. Thời gian kéo dài 8 phút tại khu vực đường đua F1, phường Từ Liêm.
Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Từ nay đến cuối tháng 8/2025, Hà Nội sẽ chặt hạ, dịch chuyển hàng chục cây xanh trên tuyến đường Hùng Vương (phường Ba Đình).
Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Trước áp lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2025, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ với tinh thần “6 rõ”, mọi khó khăn, vướng mắc phải được xử lý dứt điểm, bảo đảm tiến độ và mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn theo chỉ đạo của Chính phủ.
Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Sở Công Thương cần phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã trong năm nay kiên quyết xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, yêu cầu các địa phương “vào cuộc” trong việc xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xây dựng hệ thống chợ hiện đại theo chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội… Đó là yêu cầu được đưa ra tại buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội mới đây.
Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, dù dự báo tâm bão số 3 không đi vào Hà Nội, nhưng diễn biến rất phức tạp, do đó công tác chuẩn bị phòng chống bão số 3 từ Trung ương, đến Thành phố và các xã phải thông suốt.
Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Xem thêm
Phiên bản di động