--> -->

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền

Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Ban Chỉ đạo với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ Huy động sức mạnh nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Mặt trận các cấp TP Hà Nội: Phấn đấu thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị

Căn cứ Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam được phân công chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, xây dựng hai chuyên đề gồm: Chuyên đề 26 với nội dung “Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam” và Chuyên đề 27 với nội dung “Bảo đảm thực hiện, phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu tại buổi làm việc.

Hai chuyên đề của MTTQ Việt Nam đã được xây dựng công phu với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của MTTQ Việt Nam, lãnh đạo của các tổ chức thành viên của Mặt trận, việc xây dựng chuyên đề đảm bảo tiến độ và chất lượng nội dung.

Tại cuộc làm việc, đại biểu tham dự đã cùng thảo luận vào 4 nội dung liên quan đến vai trò, trách nhiệm và hoạt động của MTTQ Việt Nam được đề cập trong Đề án: Nội dung đổi mới pháp luật bầu cử, nội dung thành lập thiết chế bảo vệ Hiến pháp, nội dung hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền trưng cầu ý dân và quyền phúc quyết Hiến pháp và nội dung về thành lập Ủy ban Quốc gia về quyền con người, từ đó nhằm góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là nơi tập hợp, đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các giai tầng xã hội, các giới, các tôn giáo, các cá nhân tiêu biểu ở trong và ngoài nước để góp phần thực hiện đồng thuận xã hội. Mặt trận là nơi trực tiếp để nhân dân phản ánh tâm tư, nguyện vọng của mình tới Đảng và Nhà nước, là trung tâm của khối đại đoàn kết của dân tộc.

“Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện hoạt động của MTTQ Việt Nam. Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành đã khẳng định vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam, để MTTQ Việt Nam thực sự là nhân tố trung tâm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vui mừng khi nhận thấy, trong thời gian qua, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, MTTQ Việt Nam phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Điều này khẳng định truyền thống quý báu của MTTQ Việt Nam được kế thừa và phát triển từ khi thành lập đến nay.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là trách nhiệm trong việc xây dựng 2 nội dung Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các ý kiến tại cuộc làm việc đã tập trung làm rõ vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội, thực hiện dân chủ ở cơ sở, tập hợp, phản ánh kịp thời kiến nghị của Nhân dân đến các cơ quan nhà nước.

Ý kiến của đại biểu cũng nhấn mạnh tới vai trò hiệp thương của MTTQ Việt Nam trong công tác bầu cử để từ đó lựa chọn, giới thiệu những người thực sự xứng đáng, đại diện cơ cấu, thành phần phản ánh được ý chí, nguyện vọng của người dân. Ý kiến đại biểu cũng tập trung vào việc nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền trưng cầu ý dân và quyền phúc quyết Hiến pháp, khẳng định sâu sắc hơn nữa quyền của nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 khi thực hiện toàn dân phúc quyết Hiến pháp…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu tại buổi làm việc.

Từ những ý kiến thảo luận của đại biểu tham dự cuộc làm việc, Chủ tịch nước đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo tiếp thu ý kiến, từ đó tổng hợp để báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét, chỉnh sửa trên tinh thần phát huy dân chủ, có cơ sở khoa học thực tiễn và lý luận, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, định hướng XHCN, phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam trong đại diện tiếng nói của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Trân trọng cảm ơn những đánh giá và sự ghi nhận của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đối với MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định đây là niềm vinh dự và là cơ sở để Đảng đoàn MTTQ Việt Nam xác định rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong thực hiện sứ mệnh cao cả là tập hợp, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân để thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tham gia ý kiến xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân.

Đặc biệt là thực hiện tốt hơn nữa 6 nội dung trọng tâm trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 16/8/2021 của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, góp công, góp sức xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Với cách làm bài bản, khoa học, dân chủ, khách quan, minh bạch. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tin tưởng Đề án sẽ thành công, được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, ban hành Nghị quyết để thực hiện trong thời gian tới.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Trong một không gian nhẹ nhàng, khoáng đạt, gần gũi và thân tình, không có văn bản, giấy tờ hay báo cáo, tham luận, chỉ có những câu chuyện từ thực tiễn, các cán bộ Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp huyện Gia Lâm đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, bài học quý báu về hoạt động công đoàn.
Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, vẫn có những điều bình dị mà tử tế lặng lẽ diễn ra mỗi ngày. Đó là những nhân viên phục vụ, lái xe buýt âm thầm gieo những mầm thiện lành giữa dòng xe xuôi ngược, góp phần tô điểm cho bức tranh đẹp đẽ của Hà Nội mỗi ngày.
Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2025 với chủ đề: “Tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.
Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Ngày 17/5, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Phòng Nội vụ huyện Ba Vì tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2025”.

Tin khác

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Với 436/438 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 99,54%), ngày 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Sáng ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Với 416/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03%), sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ đề xuất nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động