Chữ ký điện tử được áp dụng ở các nước từ khi nào?
Từ 1/6, TP.HCM áp dụng chữ ký điện tử trong việc phát hành văn bản qua mạng |
Hiện tại, trên thế giới, có hơn 60 quốc gia đã cho ra đời luật riêng của nước họ về chữ ký điện tử và giao dịch điện tử. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này mới chỉ bắt đầu. Con số các nước đưa ra các điều luật hoặc quy định về chữ ký số sẽ còn tiếp tục tăng mỗi năm.
Những điều luật, quy định được đưa ra là nền tảng vững chắc cho sự tồn tại của chữ ký điện tử. Các tài liệu có chữ ký điện tử hợp pháp đã trở nên phổ biến trong những ngày này do những tiến bộ đạt được trong công nghệ.
Với Luật Chữ ký Điện tử (ESIGN Act), chữ ký điện tử đã được công nhận và được hợp pháp hóa ở Mỹ từ năm 2000. Trên thực tế, ESIGN là đạo luật đầu tiên trong lịch sử Mỹ công nhận tính pháp lý của những tài liệu và hợp đồng có chữ ký điện tử.
Hơn nữa, cả chữ ký viết tay và chữ ký điện tử đều có vị trí ngang bằng nhau về mặt pháp lý ở Mỹ.
Các quy định liên quan đến chữ ký điện tử ở Anh tương tự như ở Mỹ. Ở Anh, Luật Quy định về Chữ ký Điện tử năm 2002 quy định rằng mọi giao dịch và hợp đồng online đều phải có chữ ký điện tử. Và chữ ký điện tử có tính ràng buộc về mặt pháp lý ở Anh theo Luật Viễn thông Điện tử 2002.
Trong khi đó, ở Canada, các quy định về chữ ký điện tử có khác một chút so với luật ở Anh và Mỹ. Ở Canada, cả hai bên phải đồng ý chấp nhận tính hợp pháp của chữ ký điện tử thì tài liệu có chữ ký điện tử mới có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Cũng giống như ở Mỹ, chữ ký viết tay và chữ ký điện tử ở Canada đều có địa vị pháp lý giống nhau theo Luật Tài liệu Điện tử và Bảo vệ Thông tin Cá nhân.
Ở Australia, ngoài chữ ký liên quan đến nhập cư và tư cách công dân, tất cả mọi loại chữ ký điện tử đều có thể được chấp nhận như bằng chứng tại tòa án. Luật chính quy định về chữ ký điện tử và các văn bản, giấy tờ online cũng như giao dịch điện tử ở Australia là Luật Giao dịch Điện tử 1999.
Tuy nhiên, các bang khác nhau có cách tiếp cận khác nhau về tính pháp lý của chữ ký điện tử trong những lĩnh vực liên quan đến di chúc, bất động sản.
Chữ ký điện tử được xác định là hợp pháp trong hầu hết các trường hợp ở New Zealand. Khi các điều kiện về mặt luật pháp cụ thể được đáp ứng, chữ ký điện tử được xem là tương đương với chữ ký viết tay. Luật New Zealand chấp nhận tính hợp pháp và an toàn của chữ ký điện tử là luật ETA được đưa ra năm 2002.
Ở Trung Quốc và Nga, chữ ký điện tử đều đã được thực thi và có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Mặc dù đã có Luật Chữ ký Điện tử nhưng ở Trung Quốc, chữ ký viết tay vẫn được xem là ưu việt hơn chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử không được tín nhiệm trong các hợp đồng liên quan đến hôn nhân, thừa kế, bất động sản.
Ở Nga, các hợp đồng không cần phải có chữ ký viết tay để có tính hợp pháp. Các hợp đồng có thể sử dụng chữ ký điện tử.
Như đã đề cập ở trên, chữ ký điện tử là hợp pháp ở Anh. Vậy còn ở các nước khác trong Liên minh Châu Âu (EU), chữ ký điện tử có được công nhận không? Trên thực tế, ở các nước này, các bên phải đồng ý với nhau trước khi ký một hợp đồng có chữ ký điện tử. Luật về các dịch vụ Định danh và xác thực điện tử (eIDAS) năm 2016 là đạo luật đưa ra các quy định về chữ ký điện tử ở các nước trong EU.
Trước eIDAS, khi một người ở Pháp gửi một tài liệu có chữ ký điện tử đến Đức, bên nhận phải kiểm tra kỹ càng tài liệu và chữ ký để đảm bảo nó tuân thủ đúng luật của hai nước.
Sau khi luật eIDAS được đưa vào thực thi năm 2016, các tiêu chuẩn cụ thể đã được đưa ra để thống nhất các yêu cầu về chữ ký điện tử trên khắp Châu Âu. Bước phát triển này đã dỡ bỏ các thủ tục kiểm chứng và xác nhận ban đầu. Vì vậy, việc áp dụng eIDAS đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chữ ký điện tử ở châu Âu.
Chữ ký điện tử cũng đã được công nhận về mặt luật pháp ở nhiều nước châu Á. Luật Chữ ký Số 1997 đã có hiệu lực ở Malaysia từ 1/10/1998. Luật này có mục đích là đưa ra những quy định về việc sử dụng chữ ký số ở Malaysi để đảm bảo tính hợp pháp liên quan đến các giao dịch điện tử.
Hàn Quốc lần đầu tiên đưa ra Luật Chữ ký Số vào năm 1999 và gần đây nhất sửa đổi luật này là vào năm 2008.
Năm 2008, Indonesia đã thông qua một luật được gọi là Luật Giao dịch và Thông tin Điện tử. Theo luật này, tính hợp pháp của chữ ký điện tử được quy định rõ ràng.
Việc hợp pháp hóa chữ ký điện tử ở Nhật Bản diễn ra vào năm 2000 sau khi Luật Kinh doanh và Chữ ký Điện tử được thông qua. Luật này đã cho phép và chấp nhận việc sử dụng chữ ký điện tử ở Nhật Bản.
Ở Việt Nam, chữ ký điện tử cũng là một nội dung quan trọng của Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Luật Giao dịch điện tử công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nêu rõ chữ ký điện tử có giá trị như chữ ký tay khi ký trên Thông điệp dữ liệu (TĐDL), quy định các vấn đề liên quan đến con dấu trong môi trường điện tử, quy định về việc chứng thực chữ ký điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai hệ thống chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử ở nước ta. Trong đó quy định về nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử (Điều 23) và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (Điều 30).
Gần đây nhất, tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/09/2018 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử cũng đã có định nghĩa cụ thể hơn về chữ ký điện tử, chữ ký số.
Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để có thể triển khai chữ ký điện tử, chữ ký số trong các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng..., cũng là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ tham gia vào cung cấp dịch vụ chữ ký số ở thời điểm này.
Theo Kiệt Linh/vnmedia.vn
https://vnmedia.vn/cong-nghe/202111/chu-ky-dien-tu-duoc-ap-dung-o-cac-nuoc-tu-khi-nao-01d1042/
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
Công nghệ 16/01/2025 16:45
7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024
Xe - Công nghệ 16/01/2025 06:03
Máy giặt AI độc đáo: "Giặt" cơ thể và tâm trí trong 15 phút!
Công nghệ 04/01/2025 07:43
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30