Chủ động phòng bệnh não mô cầu cho trẻ
Những ngày qua, cả nước ghi nhận nhiều dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp như ho gà, thủy đậu, sởi, rubella, viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu gây ra… Các chuyên gia y tế nhận định, thời tiết thất thường như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và lây lan, cần chủ động phòng ngừa để tránh nguy cơ bệnh chồng bệnh.
Tiêm vắc xin phòng bệnh não mô cầu cho trẻ. |
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khác với các bệnh mạn tính có thời gian tiến triển dài, viêm màng não mô cầu có thể khởi phát rất đột ngột, với các triệu chứng như sốt, xuất hiện ban đỏ hay còn gọi là tử ban, sau đó lan ra nhanh chóng, lúc này tính mạng của người bệnh chỉ còn tính bằng giờ. Do đó, viêm màng não còn được gọi là “bệnh tử 24 giờ”, tức người bệnh có thể tử vong trước cả 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên.
Theo bác sĩ Khanh, vi khuẩn não mô cầu gây ra hai bệnh thường gặp và nặng nề nhất là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết, ngoài ra, có thể gây viêm ở các vị trí ngoài màng tim, niệu đạo, phổi, kết mạc, khớp…
Có 13 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh, trong đó có 6 nhóm huyết thanh thường gặp và nguy hiểm nhất (A, B, C, Y, W-135, X). Tại Việt Nam, đã có vắc xin phòng ngừa cho 5 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh não mô cầu xâm lấn nguy hiểm là A, B, C, Y, W-135.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, Việt Nam đã có vắc xin phòng ngừa đầy đủ 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu nguy cơ cao gây bệnh gồm: Vắc xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới (Bexsero) của Ý, nhóm BC (Mengoc BC) của Cuba và nhóm A, C, Y, W-135 (Menactra) của Mỹ. Hiện, cả 3 loại vắc xin này đều được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các vắc xin thế hệ mới như Bexsero hay Menactra được ưu tiên sử dụng để phòng ngừa nhiều hơn các chủng vi khuẩn gây bệnh.
Các vắc xin não mô cầu không có miễn dịch phòng ngừa chéo, nên trẻ em và người lớn cần tiêm sớm và đầy đủ các vắc xin phòng 5 nhóm huyết thanh gây bệnh mà không nên trì hoãn, hoặc chỉ tiêm một loại mà bỏ qua một loại khác.
Ngoài vắc xin ngừa viêm màng não do não mô cầu, bác sĩ Chính khuyến cáo, người dân cần tiêm đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh khác như vắc xin phế cầu, vắc xin sởi, thủy đậu… tránh nguy cơ bệnh chồng bệnh hoặc sức khỏe suy yếu, dễ bị vi khuẩn não mô cầu tấn công trong bối cảnh thời tiết phức tạp và nhiều bệnh dịch có nguy cơ bùng phát như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58