Chiêu trò giả danh shipper gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi hơn
Bắt đối tượng giả danh shipper lừa đảo chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng Bắt giữ 15 đối tượng giả danh nhà tu hành bán thuốc chữa bệnh xương khớp |
Theo Công an thành phố Hà Nội, trong thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian tại địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng về cả số lượng, mức độ nguy hiểm và hậu quả thiệt hại, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi bằng việc sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội.
Công an quận Cầu Giấy cho biết, đang điều tra, xác minh một vụ lừa đảo với thủ đoạn như trên. Theo đó, vào khoảng 9h ngày 1/11/2024, chị B (sinh năm 2001) nhận được điện thoại của đối tượng thông báo có đơn hàng gửi đến. Chị B trao đổi shipper là để hàng vào nhà và bảo đưa số tài khoản để thanh toán.
Sau khi chuyển khoản, shipper đã gọi lại thông báo là gửi nhầm tài khoản thanh toán của shipper khác và yêu cầu chị phải truy cập vào một đường link của công ty giao hàng để nhận lại tiền gửi nhầm. Khi truy cập vào đường link, thực hiện theo hướng dẫn và mã quét mã QR code, thì tài khoản chị B bị trừ gần 100 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, chị B đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo sự việc.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước đó, ngày 27/9, Đội 3 - Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với đội cảnh sát hình sự Công an huyện Thanh Trì tổ chức đấu tranh, triệu tập đối tượng Phan Văn Tùng (sinh năm 1998; trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Qua đấu tranh khai thác, Tùng khai nhận: Trước đây Tùng làm nhân viên giao hàng cho một công ty giao hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua trình làm việc Tùng phát hiện nhiều khách hàng mua hàng online thường không nhận hàng trực tiếp, mà chỉ bảo nhân viên giao hàng gửi lại hàng hoá cho người quen hoặc để lại trước cửa nhà…, sau đó bảo nhân viên giao hàng gửi số tài khoản để chuyển tiền mua hàng. Tùng nhận thấy có thể lợi dụng kẽ hở này để chiếm đoạt tiền từ người mua hàng nên đã lên mạng internet tìm mua tài khoản ngân hàng và thông tin khách hàng.
Sau khi đã chuẩn bị xong, hằng ngày Tùng sử dụng số điện thoại đã kích hoạt trước (sim rác) để gọi điện cho khách hàng như: 0342791041, 0586991769, 0588579105, 0587112248… (sau một thời gian đối tượng lại vứt sim điện thoại đi và thay sim điện thoại khác để gọi cho khách hàng) gọi từ 100 - 200 cuộc điện thoại và giới thiệu: "Em là nhân viên giao hàng của Viettel, anh/chị có đơn hàng gửi về nhà, giá đơn hàng giao động từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, anh/chị có nhà không để nhận".
Nếu đầu dây bên kia trả lời là có thể nhận hàng ngay lúc đó Tùng tắt máy. Nếu đầu dây bên kia trả lời là không thể nhận hàng, ngay lúc đó Tùng thông báo sẽ để bưu kiện hàng vào nhà, anh/chị chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng 103881219692 mang tên NGUYEN TIEN KHANH rồi chiếm đoạt. Đặc biệt có những khách hàng chủ quan không kiểm tra lại, đối tượng tiếp tục gọi điện thông báo có đơn hàng nữa yêu cầu chuyển thêm tiền mua hàng rồi tiếp tục chiếm đoạt.
Với phương thức lừa đảo như trên, chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 4/2024 đến nay, Tùng đã lừa đảo được hàng trăm khách hàng, số tiền chiếm đoạt được hơn 130.000.000 đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Phan Văn Tùng để tiếp tục điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.
![]() |
Đối tượng Phan Văn Tùng. Ảnh CACC |
Theo cơ quan Công an, nếu như trước đây, các đối tượng chỉ lợi dụng những khách hàng mua sắm nhiều, dễ quên đơn hàng để gọi điện yêu cầu chuyển khoản thanh toán. Thì thời gian gần đây, đối tượng lừa đảo đã áp dụng phương thức lừa đảo tinh vi hơn, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với “hướng dẫn” để hoàn tiền thanh toán đơn hàng.
Khi cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.
Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo. Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều có website và ứng dụng để tra cứu thông tin mã vận đơn, do đó người dân nên chủ động truy cập để theo dõi đường đi của đơn hàng, đảm bảo đúng đơn hàng đã đặt trước khi nhận hàng. Khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân cần đến cơ quan Công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Gần 300 đoàn viên, người lao động đối thoại về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn

TRỰC TUYẾN: Hà Nội phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội tổ chức lại giao thông nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến

Nhận định trận đấu Rennes và Nantes: Quyết chiến vì mục tiêu sống còn

Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm
Tin khác

Quảng Ninh: Bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển ma túy, dùng súng tấn công Công an
Tin nóng 18/04/2025 07:02

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính
Tin nóng 17/04/2025 20:10

Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá
Tin nóng 17/04/2025 12:47

Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen
Tin nóng 17/04/2025 09:42

Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh
Tin nóng 17/04/2025 09:36

Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy
Tin nóng 17/04/2025 09:00

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả
Tin nóng 16/04/2025 22:47

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú
Tin nóng 16/04/2025 17:46

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?
Tin nóng 16/04/2025 07:46

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La
Tin nóng 15/04/2025 23:06