-->

Chia sẻ yêu thương từ dự án 2.000 đồng

Chỉ với giá 2.000 đồng, dự án thiện nguyện E2K đã đem tới những niềm vui, sự ấm áp tình người đến với biết bao mảnh đời còn gặp khó khăn trong cuộc sống.
Hành động" Kết nối tấm lòng - Sẻ chia yêu thương" của những người thiện nguyện Triển khai chương trình thiện nguyện "Thương lắm Sài Gòn ơi"

Trên khắp dải đất hình chữ S, có rất nhiều các tổ chức, các nhóm thiện nguyện ra đời với mục đích nhân văn, nghĩa cử cao quý và làm cuộc sống thêm tốt đẹp hơn. Tại Hà Nội cũng có một dự án thiện nguyện sinh ra với ý nghĩa như vậy. Dự án thiện nguyện này có cái tên độc đáo là “E2K” khiến người ta ghi nhớ ngay từ lần đầu. “E2K” được viết tắt tiếng Anh “Everything from 2.000đ” – Mọi thứ từ 2.000đ.

Được thành lập từ năm 2016, trải qua hành trình 6 năm, song song với việc trao tặng theo nhu cầu và theo các chuyến đi ủng hộ cụ thể, nhóm có hoạt động bán hàng với giá chủ yếu là 2.000đ/1 sản phẩm cho người lao động có thu nhập thấp. Khác với các tổ chức thiện nguyện khác, nhóm không tặng miễn phí hết toàn bộ đồ thu gom được mà một phần sẽ bán với giá rẻ và số tiền thu được sẽ tiếp tục chi cho các hoạt động thiện nguyện.

Chia sẻ yêu thương từ dự án 2.000 đồng
Mỗi thành viên trong dự án đều có những nỗi lo trong cuộc sống riêng nhưng niềm vui của các bạn nhỏ tại Noong U - Điện Biên đã là nguồn động lực để E2K cố gắng trên con đường thiện nguyện. (Ảnh do nhóm E2K cung cấp).

Dự án chủ yếu của E2K là quyên góp quần áo, chăn màn đã qua sử dụng (nhưng còn dùng tốt), sách truyện thiếu nhi, đồ chơi (để tặng trẻ em vùng cao), sách hướng thiện, phổ biến kiến thức (tặng các trại giam). Đặc biệt hơn, E2K còn nhận bánh kẹo thừa ngày Tết - điều mà gần như chưa có nhiều nhóm thiện nguyện thực hiện.

Chia sẻ với phóng viên, đại diện nhóm E2K cho biết: “Xuất phát điểm của dự án quyên góp bánh kẹo thừa ngày Tết là bởi trong các chuyến đi từ thiện thăm trẻ em vùng núi, E2K thấy được sự thiếu thốn của các bé, nhiều khi ăn cũng còn chưa no nói chi tới có bánh kẹo. Khi đó thực tế các thành viên thấy nhà mình sau Tết có bánh kẹo không dùng hết, để một thời gian quá hạn, phải bỏ vô cùng lãng phí. Ban đầu mọi người gom góp trong nhóm và người thân, sau thông báo mở rộng thì nhận được khá nhiều sự ủng hộ. Thấy chương trình hiệu quả, các bé rất vui khi được ăn bánh kẹo ngon và hiếm có với trẻ vùng cao, nên nhóm tiếp tục duy trì.”

Theo đó, bánh kẹo được chuyển từ các điểm nhận về điểm tập kết tại Chung cư Ecohome 1 (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm), nhóm sẽ căn cứ vào số lượng trẻ em nhận quà từng nơi để phân chia. Nếu có chương trình thiện nguyện trên vùng cao, nhóm sẽ kết hợp mang lên, hoặc sẽ gửi bạn bè quen biết đi công tác mang tới điểm nhận hoặc gửi theo xe của nhóm PUN (chuyên hỗ trợ đưa bệnh nhân nghèo từ Hà Nội về vùng cao) chuyển giúp. Sau khi bánh kẹo được chia tới các điểm trường, các thầy cô giáo sẽ là người phân phát cho trẻ em.

Chia sẻ yêu thương từ dự án 2.000 đồng
Tất cả bánh kẹo ủng hộ đều được kiểm tra hạn sử dụng, đóng thùng carton để vận chuyển tới các điểm trường trên vùng cao. (Ảnh do E2K cung cấp).
Chia sẻ yêu thương từ dự án 2.000 đồng
Những bộ quần áo từ các tấm lòng hảo tâm đã xua tan đi cái lạnh vùng cao, chỉ còn lại sự ấm áp của tình người. (Ảnh do E2K cung cấp)

Từ khi thành lập và hoạt động, tất cả các thành viên của nhóm E2K đều mong muốn lan tỏa yêu thương và điều tốt đẹp trong cộng đồng. Khi không có tiền mọi người vẫn có thể giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác bằng cách ủng hộ quần áo, tham gia vận chuyển, sắp xếp hàng thiện nguyện… Ngay cả những người lao động khó khăn khi mua quần áo với giá rẻ cũng có thể góp số tiền nhỏ bé cho các hoạt động đầy nhân văn.

Ngoài ra, việc sử dụng lại đồ cũ cũng góp phần giảm gánh nặng cho thiên nhiên, do đó E2K cũng mong muốn hoạt động của mình góp phần hạn chế rác thải ra môi trường. Và từ đó đã có rất nhiều người tìm đến với E2K để cùng chung tay xây dựng nên một xã hội giàu lòng nhân ái.

Chia sẻ yêu thương từ dự án 2.000 đồng
Nhờ có những tấm lòng hảo tâm, E2K đã và đang phát triển theo từng ngày. (Ảnh do E2K cung cấp)

“Trong quá trình làm các chương trình, E2K gặp rất nhiều những câu chuyện ấn tượng, của cả người cho và người nhận. Ví dụ trong đợt kêu gọi bánh kẹo dư sau Tết vừa qua, một số nhóm học sinh ở Hà Nội tự kêu gọi quyên góp từ bạn bè rồi tập hợp mang đồ tới ủng hộ. Một số gia đình cho các bé tham gia đóng góp, viết những lời nhắn gửi dễ thương trên món quà gửi tặng các bạn vùng cao.

E2K rất vui khi khuyến khích được các bạn trẻ, các em nhỏ tham gia hoạt động thiện nguyện. Hay chương trình tặng bánh kẹo của E2K còn có dịp phân phát cho trẻ em ở dọc đường đi. Các em không hề biết trước sẽ được tặng quà nên khi được nhận bánh kẹo nên rất vui mừng và bất ngờ, thích thú. Có thể thấy điều này bộc lộ rõ qua ánh mắt của các em!” - Đại diện nhóm E2K tâm sự.

Cũng theo đại diện nhóm E2K, hiện nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhóm tạm dừng nhận đồ ủng hộ mặc dù có rất nhiều tấm lòng hảo tâm muốn mang đồ tới. E2K rất mong dịch bệnh sẽ sớm ổn định để các điểm bán hàng hoặc phân phát đồ được hoạt động trở lại.

Trong thời gian sắp tới, E2K mong sẽ thêm nhiều tình nguyện viên tham gia nhóm để cùng lan tỏa những điều tốt đẹp đến với xã hội. Bên cạnh đó, sẽ có thêm những điểm bán đồ với giá 2.000 mới tại các vùng quê và trước năm học mới năm nay E2K dự định sẽ tiếp tục chương trình gom sách giáo khoa cũ để chuyển cho học sinh vùng cao.

Với truyền thống “Lá lành đùm lá rách” cao quý của dân tộc ta, những tổ chức, nhóm thiện nguyện như E2K ra đời đã phần nào sẻ chia khó khăn với những mảnh đời còn kém may mắn trong cuộc sống. Hy vọng khi xã hội ngày càng phát triển sẽ có thêm nhiều hơn nữa những hành động đẹp, tấm lòng cao quý như nhóm E2K đã và đang thực hiện.

Hà Chi - Phương Thúy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Nhằm nâng cao hiểu biết cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.

Tin khác

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Huyện Ứng Hòa: Dự kiến có 4 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp

Huyện Ứng Hòa: Dự kiến có 4 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp

Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ứng Hòa vừa ban hành kế hoạch số 142/KH-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, theo chỉ đạo của Trung ương, sẽ giảm khoảng 70% xã, phường. Nội dung được lấy ý kiến Nhân dân là phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã mới sẽ hình thành trên địa bàn và dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Xem thêm
Phiên bản di động