Chi thường xuyên tăng
Kinh phí cho phát triển giáo dục đại học lên tới 3.100 tỷ đồng | |
Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí công đoàn |
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua, trong báo cáo thẩm tra của các ủy ban đã chỉ rõ khá nhiều mặt hạn chế mà một chuyên gia kinh tế ví von “cái cần cao lại thấp; cái cần thấp lại cao”. Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế (GDP), tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2015 khoảng 5,88%/ năm, thấp hơn giai đoạn trước và thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-7%. Đáng chú ý, giai đoạn này đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng chỉ ở mức 24 - 25%, trong khi vào thời điểm năm 2010, yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng của nền kinh tế còn đạt được mức 28 - 29%.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến kỳ họp thứ 10 Quốc hội diễn ra trong 32 ngày |
Đi liền đó, năng suất lao động Việt Nam so với Singapore chỉ bằng 1/18, Malaysia bằng 1/6,5… Như vậy, có thể thấy những lĩnh vực cần sự phát triển, năng suất cao lại đạt con số thấp. Thế nhưng, những lĩnh vực cần thấp, lại “tăng trưởng” khá cao. Điển hình, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh, khiến cho tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 chỉ còn ở mức khoảng 18,1 % so với tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước, giảm mạnh so với 25% trong tổng chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010. Bội chi ngân sách dự kiến là 5% không đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ). Nợ công tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015. Nếu năm 2011, tỷ lệ nợ công/GDP là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 54,5%, ước năm 2014 là 59,6%, dự kiến năm 2015 là 61,3%.
2016 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2021 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, năm mà kinh tế Việt Nam trở thành một thực thể của kinh tế toàn cầu với sự mở cửa thương mại tự do. Vấn đề đặt ra, theo các chuyên gia là phải tăng cái cần cao và giảm cái cần thấp. Cụ thể dồn sức cho tăng GDP, nhưng phải đi liền với hiệu quả giá trị gia tăng bằng việc tránh đầu tư dàn trải, trùng lắp, thất thoát. Cạnh đó, phải nâng cao năng suất lao động, giảm tối đa chi cho bộ máy hành chính công, sử dụng tài sản lãng phí và giảm dần nguồn vay của nước ngoài.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Tin khác
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tin mới 03/02/2025 13:18
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Tin mới 03/02/2025 12:55
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tin mới 01/02/2025 12:24
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30
Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện
Tin mới 30/01/2025 06:45
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới
Tin mới 29/01/2025 12:09