Cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu Lý lịch tư pháp không hợp lý
Đề xuất giao Phòng Tư pháp cấp huyện tại Hà Nội, Nghệ An và TPHCM cấp Phiếu lý lịch tư pháp Đề nghị thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã |
Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương tổ chức quán triệt, chủ động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức PBGDPL về các nhiệm vụ cụ thể của Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương.
Trong đó, đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung Luật Lý lịch tư pháp, Chỉ thị số 23/CT-TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành lên Cổng/Trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và các hình thức thích hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tiễn, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và chủ động tổ chức tuyên truyền quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Chỉ thị 23/CT-TTg bằng hình thức phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm.
Cụ thể, tập trung phổ biến quy định pháp luật về lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp; mục đích, giá trị pháp lý của Phiếu lý lịch tư pháp; quyền yêu cầu cấp phiếu, các phương thức cấp phiếu. Về hình thức, cần phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội facebook, zalo...
![]() |
Nhiều thời điểm, yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp Hà Nội tăng đột biến. |
Trong quá trình thực hiện, cần nắm bắt và phản ánh kịp thời với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ý kiến của nhân dân, phản ánh của dư luận xã hội về sự cần thiết của Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để làm căn cứ tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu Lý lịch tư pháp để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu Lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính.
Hội đồng cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, tăng cường công tác PBGDPL về lý lịch tư pháp cho đối tượng là người sử dụng lao động, người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, nhằm hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trong tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động. Trong đó, chú trọng nhóm đối tượng là lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình.
Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp trong quá trình tuyển dụng lao động. Trước mắt có thể chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra một số doanh nghiệp đã được đề cập tại Công văn số 81/TCTCCTTHC ngày 18/10/2023 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính về việc kiểm tra, xử lý phản ánh kiến nghị và thông tin báo chí về quy định, thủ tục hành chính có liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp.
Hội đồng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu ban hành, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan để hạn chế doanh nghiệp yêu cầu người dân xuất trình/nộp Phiếu lý lịch tư pháp không cần thiết trong tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động.
Hội đồng cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tích cực phát huy vai trò của tổ chức trong hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động; tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn các cấp phối hợp tổ chức thanh, kiểm tra các doanh nghiệp trong thực hiện các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp trong quá trình tuyển dụng lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức
Tin khác

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026
Tin mới 12/05/2025 09:41

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
Tin mới 11/05/2025 20:04

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới
Tin mới 11/05/2025 18:33

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội
Tin mới 11/05/2025 18:33

Động lực mới cho phát triển kinh tế
Tin mới 11/05/2025 15:00

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường
Tin mới 11/05/2025 11:06

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát
Tin mới 11/05/2025 11:04

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin mới 11/05/2025 09:00

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng
Tin mới 10/05/2025 16:08

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội
Tin mới 10/05/2025 06:02