Cấp thiết bổ sung các loại thuốc hiếm cho TP.HCM
TP.HCM: Kết nối việc làm cho công nhân mất việc tại Công ty PouYuen Một bệnh nhân ngộ độc botulinum tử vong trước khi kịp dùng thuốc giải TP.HCM: Quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện |
Xuất hiện nhiều ca ngộ độc botulinum nhưng thiếu thuốc giải
Thời gian gần đây, địa bàn TP.HCM liên tục xảy ra nhiều ca ngộ độc liên quan đến botulinum do sử dụng thực phẩm từ các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, đã có một trường hợp tử vong sau thời gian dài điều trị do không có thuốc giải.
Cụ thể, từ 13/5, trên địa bàn TP.HCM liên tục có 2 chùm ca bệnh ngộ độc botulinum thuộc 3 gia đình. Chùm ca bệnh thứ nhất, có 4 người trong một gia đình gồm 3 trẻ em và một người lớn bị ngộ độc do ăn bánh mì kèm chả lụa từ người bán hàng rong. Người lớn triệu chứng nhẹ đã được điều trị và hồi phục. Còn 3 em nhỏ được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và được dùng giải độc botulinum.
Chùm ca thứ hai, 2 bệnh nhân là anh em ruột có ăn bánh mì chả lụa vào ngày 13/5. Đến ngày 14/5 có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, choáng váng. Ngày 15/5, 2 bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn, nhìn đôi, đau cơ, nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, sau đó được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân thứ 3 là nam 45 tuổi, được chuyển vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Người này cho biết có ăn một loại mắm để lâu ngày và bị nhiễm độc botulinum. Các trường hợp ở chùm ca thứ hai không được sử dụng thuốc giải do TP.HCM không còn dự trữ loại thuốc này, do đó phải điều trị bằng thở máy.
Bệnh nhân nhiễm độc botulinum điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCC |
Sau khi xuất hiện các chùm ca bệnh trên, tối 24/5, Bộ Y tế đã chuyển 6 lọ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) gửi từ kho của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ về Việt Nam để điều trị ngộ độc khẩn cấp cho các bệnh nhân. Cụ thể, Bộ Y tế đã phân phối cho Bệnh viện Chợ Rẫy 2 lọ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định 1 lọ, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 3 lọ còn lại.
Tuy nhiên, tính từ thời gian các bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc botulinum đến khi 6 lọ giải độc botulinum về đến các bệnh viện là 10 ngày, quá muộn so với thời gian "vàng" sử dụng thuốc BAT là trong 48-72 giờ.
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, một trường hợp ngộ độc botulinum được sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm thì chỉ trong vòng 48 đến 72 giờ là bệnh nhân có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt và cũng không phải dẫn đến tình trạng phải thở máy.
Hoặc nếu bắt đầu thở máy 1-2 ngày, nghĩa là rất sớm sau khi ngộ độc, thì trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày, bệnh nhân có thể hồi phục và có thể bỏ được máy thở, tập vật lý trị liệu để trở về với cuộc sống bình thường, sức khỏe ổn định trở lại.
Tuy nhiên, nếu không có thuốc giải độc BAT thì các bác sĩ chỉ có thể điều trị hỗ trợ. Điều trị hỗ trợ chủ yếu là nuôi dưỡng và thở máy và thở máy sẽ phải kéo dài và có nhiều biến chứng nguy hiểm, bởi vì với bệnh lý này, chất độc của botulinum làm cho tổn thương hệ thần kinh dẫn tới liệt cơ.
Nguồn cung ứng thuốc hiếm vẫn là vấn đề nan giải
TS.BS Lê Quốc Hùng cho biết, hết thuốc BAT giải độc đặc hiệu do ngộ độc botulinum đang là vấn đề rất đáng tiếc cho bệnh nhân cũng như nan giải cho các bác sĩ điều trị. Theo số liệu thống kê tại Mỹ, nơi đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm cao hàng đầu thế giới nhưng mỗi năm vẫn ghi nhận 150-300 ca ngộ độc botulinum. Do vậy, việc ngộ độc botulinum không phải hiếm.
Ở Việt Nam, trước đây ít có khả năng để chẩn đoán được bệnh này. Đến những năm gần đây, đặc biệt năm 2020, khi Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu tiên chẩn đoán được chùm ca bệnh botulinum sau khi liên kết làm xét nghiệm chẩn đoán với Viện Vệ sinh Dịch tễ TP.HCM và các đơn vị khác thì đây như hồi chuông báo động để các bác sĩ trên toàn quốc biết và lưu ý đến loại bệnh này.
TP.HCM không có sẵn các loại thuốc điều trị ngộ độc botulinum. Ảnh: BVCC |
Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc hiếm, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện nay TP.HCM đang thiếu nhiều loại thuốc hiếm như: Atropin, Acitretin, Dapson phối hợp sắt Oxalat, Mitoxantrone, Idarubicin, Foscarnet Trisodium Hexahydrate.
"Các thuốc này thiếu trong thời gian dài do không có nhà cung ứng. Để đáp ứng nhu cầu điều trị, bệnh viện đã sử dụng phác đồ thay thế. Khi thay thế bằng các thuốc khác, bệnh nhân phải chi trả giá thuốc cao hoặc không được bảo hiểm y tế thanh toán. Ngoài ra, TP.HCM cũng không có sẵn các thuốc cấp cứu như các trường hợp ngộ độc botulinum vừa xảy ra", bà Như nói.
Bà Như cho biết, đối với một số thuốc hiếm hoặc thuốc phát sinh đột xuất trong các trường hợp cấp cứu, nguồn cung ứng thuốc vẫn là một vấn đề nan giải, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan. Đây hầu hết là các thuốc dùng trong trường hợp khẩn cấp, nhu cầu sử dụng ít và không sẵn có ở Việt Nam.
"Nguồn cung ứng các thuốc này rất hạn chế do ít công ty sản xuất, nhập khẩu và phân phối, giá trị tiền thuốc cao, nhu cầu sử dụng không thường xuyên. Sở Y tế đã đề xuất cơ chế mua sắm dự trữ thuốc hiếm cấp địa phương hoặc quốc gia bằng nguồn ngân sách nhà nước", bà Như cho biết.
Theo WHO, độc tố botulinum gồm có 7 loại, ký hiệu bằng các chữ cái từ A đến G. Trong đó, ngộ độc loại A và B là phổ biến nhất, sau đó đến E và F, các loại còn lại ít gặp hơn. Người bệnh thường nhiễm độc tố botulinum qua độc tố trong thực phẩm. Tất cả các loại thức ăn nếu bảo quản không tốt đều có thể gây ngộ độc. Nguồn gây bệnh thường gặp là các loại đồ hộp có độ acid thấp như đậu, nấm, cá lên men, xúc xíc, giăm bông, thịt hộp... Trẻ dưới một tuổi cũng có thể bị ngộ độc độc tố clostridium botulinum nếu sử dụng mật ong, sữa bột chứa C. botulinum dạng nha bào. Nếu nhiễm độc tố botulinum do ngộ độc thực phẩm người bệnh sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, sau đó liệt ruột cơ năng, táo bón. Người bệnh bị liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân với các triệu chứng là sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ... sau đó liệt tay, liệt các cơ vùng ngực, bụng và liệt hai chân. Cuối cùng là liệt nặng suy hô hấp dẫn đến tử vong. Để phòng tránh ngộ độc botulinum, người dân cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được công nhân tiêu chuẩn an toàn chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đun sôi thực phẩm ở nhiệt độ 100 độ C ít nhất 10 phút, khi đóng gói thực phẩm nên sử dụng độ mặn trên 5% muối/100gr thức ăn và không sử dụng các sản phẩm đóng hộp bị biến dạng, bị phồng, hết hạn sử dụng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58