-->

Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội và các địa phương xây dựng và triển khai ngay các đề án, dự án để huy động nguồn lực xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, làm sống lại các dòng sông chết, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân… báo cáo Chính phủ về cơ chế, nguồn lực, hoàn thành trong quý I/2025.
Chất lượng không khí ở Hà Nội đã được cải thiện Sau gần 2 tháng không có mưa, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chất lượng không khí tiếp tục kém

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, thành viên Hội đồng điều phối vùng.

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 ít nhất 8%

Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị đánh giá, kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng luôn đóng góp lớn cho cả nước. Năm 2024, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vùng vẫn đạt nhiều kết quả tích cực về mọi phương diện, cao hơn so với năm 2023.

Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 7,8%, chỉ đứng sau vùng trung du và miền núi phía Bắc (9,1%). Tổng thu ngân sách Nhà nước của vùng năm 2024 đạt trên 882,65 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 43,4% tổng thu ngân sách cả nước (tăng 22% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao), cao nhất trong các vùng kinh tế.

Xuất khẩu năm 2024 đạt trên 132 tỷ USD, chiếm gần 32,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước, cao nhất trong các vùng kinh tế. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2024 cao nhất trong các vùng kinh tế: Tính đến hết năm, vùng Đồng bằng sông Hồng có số vốn đầu tư đăng ký cao nhất với tổng vốn đạt 20 tỷ USD, chiếm gần gần 53% tổng vốn đăng ký của cả nước.

Có 4 địa phương (Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội) nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu, Quảng Ninh có bước đột phá lần đầu tiên đứng vị trí thứ 2 cả nước về thu hút FDI năm 2024.

Về hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, các báo cáo, ý kiến tại hội nghị đánh giá, với 5 hội nghị đã được tổ chức, hoạt động của Hội đồng đã và đang đi đúng hướng trong việc khắc phục những ách tắc, khó khăn và vươn tới những mục tiêu đã đề ra, với những kết quả quan trọng…

Nhiều dự án trọng điểm khác trong Vùng đang khẩn trương thực hiện đáp ứng các tiến độ đề ra như: Tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô; tuyến cao tốc qua địa phương Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình và đang khẩn trương hoàn thành các bến cảng số 3, số 4, số 5, số 6 tại Lạch Huyện, các tuyến đường ven biển để sớm thông toàn tuyến từ Quảng Ninh tới Nghệ An, các tuyến đường có tính kết nối vùng, liên vùng.

Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực và những kết quả quan trọng của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh những kết quả rất cơ bản đã đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn một số điểm nghẽn, nút thắt.

Theo đó, ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông, môi trường các dòng sông là những vấn đề cấp bách. Mô hình tăng trưởng hiện nay chưa bắt kịp với xu thế của thời đại, kinh tế vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng. Phát triển công nghiệp, các dự án FDI còn có những hạn chế, chưa hình thành được những chuỗi giá trị và các cụm liên kết ngành.

Việc triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh tại một số địa phương còn chậm, chưa thực sự quyết liệt. Sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng vẫn chưa chặt chẽ. Đầu tư công chưa phát huy vai trò dẵn dắt. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn có những hạn chế.

Tiến độ triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng còn chậm, nhiều đề án còn chưa triển khai theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng, cũng như Kế hoạch điều phối vùng năm 2024.

Năm 2025, Thủ tướng cho biết chúng ta vừa tăng tốc, bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, vừa thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, vừa tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; tổ chức tốt các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước.

Nhấn mạnh đất nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc, Thủ tướng cho biết chúng ta đang ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 ít nhất 8% và đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tới.

Thủ tướng đề nghị Hội đồng vùng và các địa phương trong vùng phải quán triệt tinh thần nói trên, với tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận giải quyết vấn đề sát tình hình thực tế, kịp thời phù hợp, hiệu quả.

Huy động nguồn lực xử lý ô nhiễm không khí

Thủ tướng nhấn mạnh 6 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện để phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng bền vững, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế "2 con số".

Thứ nhất, cụ thể hóa, xây dựng ngay kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01, 02 năm 2025 của Chính phủ. Thứ hai, quyết liệt hơn nữa tập trung tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, rà soát các luật, nghị định, thông tư, chỉ rõ vướng mắc nào, ở đâu, ai giải quyết, làm như thế nào.

Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội
Các đại biểu dự Hội nghị.

Thứ ba, hoàn thiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy và đi vào vận hành bộ máy mới trong quý I/2025. Thứ tư, xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết này, hoàn thành trong tháng 1/2025.

Thứ năm, xây dựng cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư và mọi nguồn lực xã hội.

Thứ sáu, tích cực, chủ động, hiệu quả triển khai kết nối vùng, đặc biệt là kết nối giao thông với các dự án như đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, các cầu của Hà Nội (trong đó cầu Phù Đổng, cầu Tứ Liên phải khởi công trong thời gian từ nay đến 30/4/2025); cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng khởi công các đoạn còn lại trong quý I; khởi động tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc (Hà Nội); khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025; tháo gỡ các dự án tồn đọng, kéo dài…

Về các vấn đề cấp bách, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và các địa phương xây dựng và triển khai ngay các đề án, dự án để huy động nguồn lực xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, làm sống lại các dòng sông chết, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân… báo cáo Chính phủ về cơ chế, nguồn lực, hoàn thành trong quý I/2025. Cùng với đó, tập trung huy động các nguồn lực phát triển, giải ngân đầu tư công.

Đối với Hội đồng điều phối vùng, Thủ tướng đề nghị từng thành viên, các Bộ, cơ quan, địa phương trong Vùng phát huy trách nhiệm cao nhất, tiếp tục tích cực, chủ động hơn nữa triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ được giao để thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu quả các hoạt động điều phối vùng, để mỗi hội nghị của Hội đồng là một ngày vui, đạt kết quả cụ thể, khắc phục được những hạn chế, bất cập, yếu kém mà phiên họp trước đã chỉ ra và đề xuất những giải pháp đột phá để ưu tiên cho tăng trưởng 2 con số.

Thủ tướng nhấn mạnh 5 tư tưởng chỉ đạo: Một là, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp.

Hai là, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Ba là, coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán là những yếu tố quyết định thành công. Bốn là, Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi. Năm là, nói đi đôi với làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là mang lại hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được.

Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội
Thủ tướng trao quyết định công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cho lãnh đạo thành phố Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về công tác quy hoạch, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương Hà Nội đã phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương tổ chức hoàn thành 2 quy hoạch rất quan trọng của Thủ đô, của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Thủ tướng đánh giá cao Quy hoạch Hà Nội vừa được phê duyệt đã tìm ra và phát triển tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; phát hiện những mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế, thách thức… để đưa ra giải pháp hóa giải, khắc phục.

Thủ tướng nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện Quy hoạch cần tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương, vùng, khu vực, thế giới và nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân; có biện pháp huy động nguồn lực phù hợp, hiệu quả; tôn trọng Quy hoạch và khi cần điều chỉnh thì cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng.

Thủ tướng đề nghị Hà Nội nghiên cứu xây dựng cung triển lãm quy hoạch xứng tầm để vừa tăng cường công khai, minh bạch và sự giám sát của người dân, vừa thu hút đầu tư, đồng thời là một sản phẩm du lịch; xây dựng "làng trong phố, phố trong làng"; tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, phát huy tối đa truyền thống, bản sắc văn hóa - lịch sử phong phú, hào hùng; khai thác hiệu quả không gian ngầm, không gian vũ trụ, không gian mặt nước, hồ ao, đặc biệt là sông Hồng.

Cũng tại hội nghị, các cơ quan tổ chức công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 một nhiệm vụ quan trọng đã hoàn thành trong năm 2024 của Hà Nội để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội.

Theo Quy hoạch vừa được phê duyệt, đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước.

Tới năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.

Quy hoạch xác định: Năm không gian phát triển - Năm hành lang và vành đai kinh tế - Năm trục động lực phát triển - Năm vùng kinh tế, xã hội - Năm vùng đô thị.

Hệ thống đô thị Thủ đô Hà Nội được tổ chức theo mô hình chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, các trục đô thị hướng tâm, các thành phố trong Thủ đô. Phát triển mở rộng đô thị khu vực phía Bắc sông Hồng để tạo không gian đô thị cân đối, hài hòa hai bên sông, trục sông Hồng thành trục cảnh quan trung tâm; hình thành mô hình thành phố trong Thủ đô để tạo các cực tăng trưởng, động lực phát triển mới.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân vừa phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Hà Nội 1 tổ chức trao tặng 150 suất quà, trị giá 200 triệu đồng đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ

Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ

(LĐTĐ) Đêm qua 22/1, một loạt "ông lớn" của bóng đá châu Âu đã phải nhận thất bại cay đắng, khiến họ đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành mục tiêu vào Top 8 Champions League.
Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết

Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã tổ chức Hội thi “Trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết”. Hội thi thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ công đoàn cơ sở, đoàn viên và người lao động trên địa bàn quận.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 22/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

(LĐTĐ) Về quảng cáo trên mạng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng kể từ ngày chính thức vận hành toàn tuyến (ngày 22/12/2024) cho đến ngày 20/1/2025, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện 5.808 lượt vận chuyển an toàn với số lượng hành khách là 2.776.936, vượt chi tiêu 247,6% so với kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

(LĐTĐ) Nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 19/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt 100 đại biểu đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”.
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).
Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có Tư lệnh mới

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có Tư lệnh mới

(LĐTĐ) Ngày 17/1, tại Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Bộ Công an), Thượng tướng Lê Quốc Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Phạm Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đến nhận công tác và giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 03/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1364/NQ-UBTVQH15 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

(LĐTĐ) Với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc thành lập các phường thuộc thị xã Phú Mỹ và thành lập thành phố Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, các cấp chính quyền các tỉnh phía Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương và Đồng Nai đã thực hiện nhiều chính sách thiết thực chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động