Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí lên tàu bay dân sự để chống khủng bố, giải cứu con tin
Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội và hai dự án luật Bổ sung trách nhiệm cho Công an xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm |
Chiều 21/10, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).
Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều, xác định CSCĐ là lực lượng vũ trang nhân dân, thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Đại tướng Tô Lâm trình bày Tờ trình tại nghị trường. (Ảnh: VPQH) |
Đáng chú ý, Dự luật đã quy định 7 quyền hạn và cũng bổ sung thêm 2 quyền hạn mới cho lực lượng CSCĐ.
Cụ thể, CSCĐ được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và trường hợp sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự.
Đồng thời, CSCĐ có nhiệm vụ ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ.
Thẩm tra Dự luật, đa số ý kiến Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhất trí quy định như dự thảo Luật. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể, chặt chẽ hơn các trường hợp được “ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái”. Đồng thời rà soát, đối chiếu với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Một số ý kiến đề nghị chỉ quy định những nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến việc thực hiện biện pháp vũ trang do CSCĐ chủ trì khi có tình huống phức tạp về an ninh, trật tự đang diễn ra để làm nổi bật tính chất đặc thù của CSCĐ; hạn chế sử dụng CSCĐ thực hiện một số nhiệm vụ của lực lượng, đơn vị khác trong Công an nhân dân đang đảm nhiệm.
Một số ý kiến đề nghị quy định CSCĐ chỉ được huy động người, phương tiện, thiết bị khi chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao; đối với trường hợp CSCĐ tham gia, phối hợp thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ huy, chỉ đạo của chính quyền hoặc các lực lượng khác, thì việc huy động phải do người chỉ huy hoặc lực lượng chủ trì quyết định.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VPQH) |
Về hệ thống tổ chức của CSCĐ tại Điều 13 dự thảo Luật, Chính phủ xây dựng 2 phương án trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, cụ thể:
Phương án 1: Chính phủ đề nghị tại dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm: Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân dân.
Phương án 2: Tiếp thu ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng bổ sung quy định về cơ cấu các lực lượng thuộc CSCĐ gồm 6 lực lượng. Trong đó, 4 lực lượng (lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ) được kế thừa quy định tại Điều 8 Pháp lệnh CSCĐ năm 2013; bổ sung 2 lực lượng (lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng CSCĐ dự bị chiến đấu) hiện nay đã được thành lập theo chủ trương của Bộ Chính trị, các Đề án, dự án của Chính phủ và Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo ANTT trong tình hình mới. Đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật CAND năm 2018...
Sau khi nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án luật này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17