-->

Cảnh báo học sinh nhập viện vì áp lực mùa thi

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, trước áp lực mùa thi của các kỳ thi đầu cấp, tuyển sinh đại học, nhiều thí sinh bị mắc hội chứng lo âu, trầm cảm... phải nhập viện điều trị. Điều đáng chú ý, là stress gặp nhiều hơn ở trẻ ngoan và học khá. Số lượng trẻ đến khám và điều trị trầm cảm, stress đến từ các lớp chuyên, lớp chọn nhiều hơn các lớp thông thường.
Stress mùa thi: Nguyên nhân và giải pháp

Áp lực tự thân

Gần đây, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một số bạn trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần vì áp lực học tập, nhất là vào thời điểm nhiều kỳ thi quan trọng sắp diễn ra. Theo bác sĩ Đỗ Thùy Dung, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, mới đây, một nam sinh 18 tuổi, sống ở Hà Nội được cha mẹ đưa đến khám trong tình trạng luôn có cảm giác lo lắng, chóng mặt.

Cảnh báo học sinh nhập viện vì áp lực mùa thi
Stress mùa thi khiến nhiều trẻ phải nhập viện điều trị.

Gia đình cho biết, trước đây học sinh này cũng đã từng bị rối loạn cảm xúc nhưng đã điều trị thành công. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đang chuẩn bị thi tốt nghiệp nam sinh lại xuất hiện dấu hiệu hồi hộp trống ngực, căng thẳng, khó nhớ hay quên khi học, ngủ không sâu giấc, phải tới khám và điều trị tại viện.

Tương tự, một nam sinh khác 18 tuổi cũng ở Hà Nội đã nhập viện gần 1 tuần để điều trị stress, rối loạn cảm xúc. Theo phụ huynh của bệnh nhân, dù đang trong giai đoạn quan trọng, nước rút cho kỳ thi tốt nghiệp, nhưng con trai lại học "không vào".

Được biết, trước đây bệnh nhân là trẻ học khá giỏi. Nhưng từ lớp 11, trẻ đã có triệu chứng khó kiềm chế cảm xúc, trên tay chân có nhiều vết bầm tím do tự làm đau… và luôn áp lực "vì không biết học nhiều để làm gì", hay có thái độ chống đối và làm ngược ý cha mẹ. Gần đây nam sinh này không theo được guồng ôn thi nên càng lo lắng, căng thẳng và trốn học. Gia đình phải đưa con đi khám tại Viện Sức khoẻ tâm thần.

Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Rối loạn stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào thời điểm mùa thi chuyển cấp từ trung học lên phổ thông và đại học nhiều trẻ đã gặp các vấn đề về trầm cảm, stress. Tình trạng này gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, là thời điểm các cháu học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học. Đặc biệt các bệnh nhân đến khám và điều trị trầm cảm, stress đến từ các lớp chuyên, lớp chọn nhiều hơn các lớp thông thường.

Trẻ bị stress thường hay bồn chồn, bốc đồng, giảm tập trung, dễ cáu gắt; thường biểu hiện khó tin tưởng người khác; khó kết nối với bạn bè; khó khăn trong kiểm soát hành vi như ăn vô độ, chán ăn, tự làm đau bản thân…Với trẻ được xác định có bệnh lý như rối loạn âu lo, sẽ được chỉ định dùng thuốc, điều trị tâm lý trị liệu, và các phương tiện hỗ trợ khác cải thiện các triệu chứng, bệnh lý của trẻ.

Theo bác sĩ Tâm, một nghiên cứu năm 2019 - 2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương với đối tượng là học sinh từ 10-19 tuổi, cho thấy: 55,6% số trẻ có dấu hiệu sang chấn tâm lý (áp lực học tập 20%, áp lực gia đình 20,5%, quan hệ bạn trong trường 8,9%)."Đáng chú ý là trầm cảm gặp nhiều hơn ở trẻ ngoan và học khá. Với những trẻ ngoan, có thành tích cao trong học tập thường có những áp lực tự thân hơn là những trẻ mải chơi. Những trẻ này thường căng thẳng và bị trầm cảm, stress, nhất là khi không đạt được kỳ vọng sẽ bị nặng hơn trẻ khác. Điều này cho thấy các áp lực từ việc học tập, áp lực từ gia đình, áp lực thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress ở lứa tuổi học đường"- bác sĩ Tâm phân tích.

Không nên đặt quá nhiều kỳ vọng lên trẻ

Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ cho biết phần lớn các em học sinh bị stress mãn tính, quá trình stress đã âm thầm diễn biến từ khoảng 3 - 5 năm trước và áp lực thi cử chỉ là "giọt nước tràn ly". Diễn biến tâm lý, sự thay đổi tính cách của học sinh trùng với lứa tuổi dậy thì nên nhiều bậc cha mẹ mặc nhiên chấp nhận sự thay đổi đó. Chỉ đến khi trẻ có những hành vi làm tổn thương bản thân hoặc quá bất thường, thì bố mẹ mới nhận diện và đưa trẻ đến viện, lúc đó trẻ đã ở giai đoạn trầm cảm, stress nặng.

Bác sĩ Dương Minh Tâm khuyến cáo với những trẻ có nhân cách yếu, lãng mạn, văn nghệ sĩ, nhân cách khép kín hoặc thiếu ý chí, thiếu nghị lực, nhút nhát, tự ti, mặc cảm, thiếu kìm chế, dễ bùng nổ, xung đột thường dễ bị stress hơn trẻ có nhân cách mạnh... gia đình nên xây dựng cho trẻ một môi trường thi đua, phấn đấu, tương trợ và cùng tiến. Điều này giúp trẻ chống đỡ với trầm cảm tốt hơn.

Theo bác sĩ Dương Minh Tâm, trầm cảm, stress mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu nó không được xử lý. Stress mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến một số bệnh về tinh thần và thể chất như trầm cảm và các bệnh tim mạch. Để ứng phó với tình trạng này, các gia đình có thể tham khảo nguyên tắc 5 chữ R gồm Recognition: Xác định nguyên nhân, nguồn gốc của stress, giáo dục và nâng cao nhận thức để vượt qua, thích ứng với stress; Relationships: Tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ, trấn an; Removal: Loại bỏ các yếu tố gây stress và các yếu tố kích thích; Relaxation: Thư giãn thông qua các kỹ thuật như thiền, xoa bóp, tập thở…; Re-engagement: Tái tương tác thông qua tái tiếp xúc có quản lý và giải mẫn cảm.

Ngoài ra, tập luyện, hoạt động thể chất là một liều thuốc giảm căng thẳng cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời, dành thời gian trong thiên nhiên cũng là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Theo bác sĩ Tâm, trầm cảm thường diễn biến âm thầm. Tuy nhiên, khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu lạ như: Ngủ lâu hoặc ít ngủ, cáu giận, bực bội, không chịu vệ sinh tắm rửa, ăn uống thất thường; dễ khóc, cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực, cảm giác tội lỗi, bất lực, tập trung kém, thiếu năng lượng, mệt mỏi... cần theo dõi sát sao và cho trẻ đi khám kịp thời.

Ngoài ra, trẻ có những hành vi bất thường, trái ngược với tính cách trước kia như trẻ trở nên hung hăng, chống đối hoặc tuân thủ quá mức, có sự rối loạn trong hành vi ăn uống như ăn quá ít hoặc quá nhiều, bị rối loạn giấc ngủ như ngủ quá nhiều hoặc quá ít, buồn chán, giảm kết nối với xã hội... Biện pháp điều trị bao gồm điều trị thuốc, liệu pháp tâm lý và giáo dục cho trẻ và gia đình. Tùy thuộc chẩn đoán và mức độ trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp về lựa chọn điều trị.

Bác sĩ cũng lưu ý, các bậc phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên con cái mà cần quan tâm nhiều hơn đến phương pháp học tập, sức khỏe của con. Cần có sự thỏa thuận, các nhận định đúng năng lực của con để đặt mục tiêu phù hợp theo hướng khuyến khích là chính.

Đồng quan điểm trên Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh – Phó Khoa Sức khoẻ Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Ở tuổi vị thành niên, song song với việc phát triển thể chất thì trẻ sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Trong giai đoạn này, sự phát triển cái “tôi” ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng cần cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Cha mẹ cần tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định một số vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ cần luôn dõi theo con để kịp thời can thiệp, giúp đỡ con giải tỏa những lo âu, thay đổi những suy nghĩ lệch lạc của con.

Ngoài ra, cha mẹ không nên áp đặt thành tích học tập hoặc kỳ vọng quá cao vì điều này sẽ gây áp lực cho trẻ. Thay vào đó nên biết nguyện vọng của con như thế nào, để hướng cho con đi đúng theo sở thích, niềm đam mê của con. Đừng cố áp đặt con theo mong muốn của cha mẹ…

Cũng theo các chuyên gia y tế, bên cạnh quan tâm đến tinh thần, cha mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cho trẻ, đặc biệt là các sĩ tử có đủ sức khỏe vượt qua kỳ thi tốt nhất. Trong kỳ thi, cũng cần hỗ trợ thêm cho con các công tác chuẩn bị cho kỳ thi để trẻ yên tâm hơn, giảm bớt những lo lắng không đáng có.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng, các Ban LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

(LĐTĐ) Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều du khách trong và ngoài nước chọn cho mình tour du lịch miền Tây Nam Bộ. Chuyến du lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ mang đến trải nghiệm độc đáo, du khách được tham quan miệt vườn, khám phá những cù lao nổi tiếng trên hai dòng sông Tiền và sông Hậu, thưởng thức các món đặc sản miền Tây, trở về miền ký ức xưa nơi làng quê Nam Bộ…
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.

Tin khác

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

(LĐTĐ) Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, thưởng thức các món ăn ngon và tận hưởng không khí sum vầy. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tại các bệnh viện chuyên khoa sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm mới Ất Tỵ 2025.
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

(LĐTĐ) Với yêu cầu nhiệm vụ, trong những ngày Tết, các “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng luôn phải luân phiên trực, đảm bảo mọi hoạt động khám, chữa bệnh vẫn diễn ra thông suốt, vì vậy họ không có những ngày nghỉ Tết trọn vẹn bên gia đình. Tuy nhiên, dù không được đón Tết đầm ấm cùng người thân, gác lại những khó khăn, vất vả ấy, người bệnh và các bác sĩ tạo thành một gia đình để cùng nhau đón xuân mới.
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

(LĐTĐ) Trong 3 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã ghi nhận 247 ca khám, cấp cứu vì ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

(LĐTĐ) Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh là trẻ nhỏ bị chấn thương do pháo nổ; ngộ độc do uống nhầm dầu thắp hương, hay thuốc diệt chuột, hóc dị vật...
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

(LĐTĐ) Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện của Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí thường trực 4 cấp, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ cho người bệnh được cấp cứu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

(LĐTĐ) Nhiều gian hàng 0 đồng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mua sắm ngay tại bệnh viện; tổ chức phát bánh chưng, quà Tết cho bệnh nhân; trang trí góc Tết cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chụp ảnh; cung cấp những suất ăn miễn phí… là những hoạt động ý nghĩa và thấm đẫm tính nhân văn mà nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động