--> -->
Tranh chấp lợi nhuận giữa Grab và tài xế:

Cần tiếp tục lấp… lỗ hổng pháp lý

Ngay khi Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020 thì Grab lập tức điều chỉnh tăng chiết khấu với tài xế và tăng giá cước cơ bản trên toàn quốc.Trước việc Grab tăng chiết khấu đối với mỗi cuốc xe, trong 2 ngày 7 và 8/12, nhiều lái xe Grabike đã đồng loạt tắt ứng dụng đặt xe, tập trung, diễu hành trên đường phố Hà Nội và một số thành phố khác để phản ứng, đòi quyền lợi. Theo các chuyên gia, mâu thuẫn ích giữa Grab và tài xế đang đặt ra câu chuyện về lỗ hổng pháp lý trong quản lý loại hình kinh doanh vận tải GrabBike cũng như việc xác định mối quan hệ giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Grab (Công ty Grab) và những người lái xe.
Tăng thuế GTGT với tất cả dịch vụ xe công nghệ hai bánh, giao hàng Grab triển khai thử nghiệm dịch vụ thuê GrabBike tại thành phố Hồ Chí Minh

Tài xế kêu trời

Grab vừa đồng loạt công bố tăng 5 - 6% giá dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc. Theo đó, giá cước 2 km đầu tiên cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ tăng lên 27.000 đồng, cao hơn 2.000 đồng so với trước ngày 5/12. Tại các thành phố khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng... Grab tăng 3.000 đồng từ 22.000 đồng lên 25.000 đồng.

Grab cũng điều chỉnh tăng giá cước mỗi km (sau 2 km đầu tiên) cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ từ 500 - 1.000 đồng tùy từng thành phố. Trong đó, 1.000 đồng là mức tăng lớn nhất áp dụng cho khách hàng tại Hà Nội và Bắc Ninh. Hiện tại, giá mỗi km GrabCar 4 chỗ tại hai thành phố này là 9.500 đồng, tương đương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Doanh nghiệp này cũng điều chỉnh giá cước dịch vụ GrabCar 7 chỗ với các tỷ lệ tăng tương đương 4 chỗ.

Cần tiếp tục lấp… lỗ hổng pháp lý
Trong 2 ngày 7 và 8/12, nhiều lái xe Grabike đã đồng loạt tắt ứng dụng đặt xe, tập trung, diễu hành trên đường phố Hà Nội và một số thành phố khác để phản ứng, đòi quyền lợi

Với dịch vụ xe ôm công nghệ GrabBike, giá cước mỗi km (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 3.400 đồng lên 4.000 đồng. Còn giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 300 lên 350 đồng mỗi phút. Đáng chú ý đối với dịch vụ xe GrabCar, Grab thu thêm 400 đồng/phút tính theo thời gian di chuyển. Đối với dịch vụ GrabCarPlus, Grab thu 500 đồng/phút tính theo thời gian di chuyển. Những động thái trên được Grab đưa ra ngay sau khi Nghị định 126 có hiệu lực, thay đổi cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) với dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Gojek...

Bên cạnh việc tăng giá cước, Grab cũng đã thông báo đến tài xế mức tăng tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe. Cụ thể, với tài xế GrabCar trên mỗi chuyến xe tăng từ 23,6% lên 28,364% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 20%; tăng từ 28,375% lên 32,841% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25% (bao gồm phí ứng dụng + phí giá trị gia tăng + thuế thu nhập cá nhân). Tỉ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabBike tăng từ 20% lên 27, 273%.

Việc tăng tỷ lệ chiết khấu đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các tài xế Grab. Trong 2 ngày 7, 8/12, tại Hà Nội hàng trăm lái xe Grab, trong đó phần lớn là GrabBike đã tắt ứng dụng, đến văn phòng của Công ty Grab tại Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội để phản đối. Việc hàng trăm lái xe tụ tập về đây đã gây mất trật tự, lực lượng chức năng đã phải vào cuộc giữ trật tự.

Không những tụ tập về văn phòng của Grab ở Duy Tân, hàng trăm GrabBike còn diễu hành trên đường, đồng thời livestream trên facebook của các hội nhóm và cá nhân để phản đối Grab. Sự việc đã gây náo động và sự quan tâm của dư luận. Đơn kiến nghị tập thể này cũng yêu cầu Grab trả lại toàn bộ phí sử dụng ứng dụng đã thu chênh lệch từ ngày 5/12 đến nay (chênh lệch 7,23% so với trước kia) cho lái xe.

Theo nhiều tài xế GrabBike, việc tăng tỷ lệ khấu trừ thuế của Grab đã đánh thẳng vào “chén cơm” của họ, khiến thu nhập giảm. Anh Hoàng Anh Tuấn – một lái xe Grab lâu năm, cho cho rằng với mỗi cuốc xe 100.000 đồng, anh bị chiết khấu 20.000 đồng, nay bị tăng lên gần 30.000 đồng, chưa kể bị trừ các loại phí, thuế là quá cao. Bên cạnh đó việc bắt các tài xế phải gánh phần thuế VAT là không hợp lý.

Theo anh Tuấn,Grab đã có thông báo là tăng giá cước đối với mỗi chuyến xe nhưng trên thực tế mỗi cuốc xe hành khách chỉ phải trả thêm vài nghìn, trong khi đó tài xế lại bị chiết khấu thêm gần 10%. “Chạy Grab là một nghề hết sức vất vả và rủi ro, ngoài nắng nóng, khói bụi, tài xế Grab còn phải đối mặt với nguy hiểm như cướp giật, không thể bắt khách dọc đường, cạnh tranh và đôi khi chịu sự chèn ép của xe ôm truyền thống…

Chúng tôi đã chịu nhiều vất vả như vậy nay còn bị thu thêm cước phí là quá bất công. Việc tăng thuế VAT là không tránh khỏi, nhưng chúng tôi mong muốn công ty phải có sự chia sẻ với chúng tôi. Ví dụ như trước đây công ty thu 20% trên mỗi cuốc xe thì nay khi cộng thêm 10% thuế VAT công ty nên điều chỉnh lại mức thu là 10% để giữ cân bằng trong thu nhập cho người tài xế” – anh Tuấn kiến nghị.

Đồng tình với anh Tuấn, tài xế Nguyễn Văn Nhân dẫn chứng bảng tính cước một cuốc xe từ 850 đường Láng (Đống Đa) tới Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông) trong ngày. Cuốc xe giá 65.000 đồng nhưng sau khi bị khấu trừ các khoản, chỉ còn lại khoảng 46.000 đồng, tức bị trừ gần 30%. “Trước đây Grab thu chiết khấu 20%, tài xế còn gồng gánh được nhưng nay chiết khấu tăng thêm gần 10%, nếu trừ tiền xăng, tiền điện thoại thì tài xế không còn bao nhiêu. Do đó, chúng tôi đề nghị Grab xem xét, giảm bớt tỷ lệ chiết khấu” - anh Nhân bày tỏ.

Còn tài xế Tống Văn Thắng cho biết, anh đã thay mặt các tài xế Grab gửi đơn kiến nghị lên Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trong đó yêu cầu Grab phải chuyển hợp đồng dân sự giữa công ty với tài xế thành hợp đồng lao động để người lao động được hưởng các quyền lợi theo Bộ luật Lao động và không tăng mức chiết khấu lên 7% trong giai đoạn này. Hiện Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tiếp nhận đơn kiến nghị và hứa sẽ chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết kiến nghị của các tài xế.

Điều chỉnh luật để đảm bảo đời sống cho người lao động

Chia sẻ về vấn đề này, theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Văn phòng Luật sư Kết Nối,việc thu thuế VAT 10% đối với dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ là đúng, và công bằng với các ngành khác và các đơn vị cạnh tranh khác trên cùng ngành.Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng - thuế VAT này là tính trên doanh thu, chứ không phải thuế thu nhập cá nhân. Thuế 10% này là hành khách trả, doanh nghiệp thu hộ, tức là, số tiền mà hành khách phải trả trong mỗi chuyến đi đã bao gồm cả VAT, và tài xế là người trung gian, họ không liên quan tới việc trả thuế này, vì vậy không thể quy chụp là việc thu thuế VAT này sẽ là giảm sút thu nhập của người lao động.

Cần tiếp tục lấp… lỗ hổng pháp lý
Hàng trăm lái xe Grab, đến văn phòng của Công ty Grab tại Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội để phản đối

Cũng theo ông Hùng, Grab, Be, Gojek là những đơn vị kinh doanh vận tải chứ không phải cung cấp giải pháp công nghệ. Lâu nay, do văn bản pháp lý chưa có nên các hãng vận tải công nghệ khai và nộp thuế giá trị gia tăng trên phần họ được hưởng, chứ không khai và nộp thuế trên toàn bộ doanh thu. Bây giờ Nghị định 126 đã hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh vận tải công nghệ, đúng với bản chất phát sinh kinh tế cũng như thông lệ quốc tế. Còn thuế thế giá trị gia tăng là tính trên doanh thu và doanh nghiệp nộp thay người tiêu dùng.

Tóm lại, phần thuế tăng thêm này là tất yếu, còn việc cộng thêm vào chiết khấu trên mỗi chuyến xe của tài xế hay là phía Công ty Grab bỏ ra là do Grab thỏa thuận và điều chỉnh. Việc Grab tính vào phần chiết khấu của tài xế tuy gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của họ nhưng chúng ta không thể phân định là đúng hay sai và nó không vi phạm pháp luật.Bởi mối quan hệ giữ Grab và tài xế hiện nay đang được xem như là quan hệ dân sự và được ký kết với nhau bởi hợp đồng dịch vụ. Grab không trả tiền cho tài xế, mà tài xế đang sử dụng ứng dụng do Grab gây dựng và thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận với nhau.

Trong mối quan hệ này, Grab đang đơn phương đưa ra các quy định và tài xế bắt buộc phải thực hiện theo. Vậy nên trong trường hợp này, phía bên tài xế không thể khởi kiện đối với Grab. Cách giải quyết duy nhất chính là bên Công ty Grab và tài xế cùng nhau thảo luận để tìm ra phương án tối ưu nhất.

Trên phương diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động, ông Tạ Văn Dưỡng –Trưởng Ban Chính sách Pháp luật, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, cho rằng, pháp luật Việt Nam hiện hành, chưa xác định rõ mối quan hệ giữa tài xế Grab và Công ty Grab là quan hệ lao động hay quan hệ dân sự.Bởi theo Luật Lao động mối quan hệ lao động phải thỏa mãn 3 yêu tố, một là có việc làm, hai là người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động, ba là phải chịu sự điều hành, kiểm soát của 1 bên.

Còn theo công ước quốc tế và một số nước trên thế giới trong trường hợp này, Grab và tài xế được công nhận là người lao động và chủ sử dụng lao động. Muốn giải quyết vấn đề này thì phải xác định rõ mối quan hệ của 2 bên. Bên cạnh đó, các quy định pháp lý về vận tải hiện nay cũng không điều chỉnh hoạt động của loại hình GrabBike nên cơ quan chức năng không có cơ sở giải quyết vi phạm, tranh chấp.

Vì vậy, ông Dưỡng cho rằng cơ quan chức năng, nhất là Bộ Giao thông vận tải, cần xem xét, đưa loại hình GrabBike vào quản lý, đảm bảo quyền lợi cho cả tài xế lẫn Grab trên cơ sở pháp luật, tránh những vụ tập trung khiếu nại gây bất ổn xã hội.

Có thể thấy, mâu thuẫn lợi ích giữa tài xế xe ôm công nghệ và Công ty Grab xuất hiện từ lâu và đặt ra yêu cầu bức thiết đòi hỏi các cơ quan chức năng có thầm quyền phải có sự điều chỉnh, bổ sung về mặt quy định quy chế để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả 2 bên./.

Trước phản ứng của tài xế GrabBike, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Grab Việt Nam giải thích trong trường hợp không tăng giá cước cơ bản, thu nhập đối tác tài xế sẽ giảm khoảng 7% một năm. Còn sau khi điều chỉnh cước mới, thu nhập của tài xế chỉ giảm với mức 1%/năm. Cước phí mới vẫn bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường. Việc tăng giá cước còn nhằm mục đích tái đầu tư vào các sáng kiến mới, giúp nghiên cứu mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong tương lai, duy trì tính cạnh tranh của dịch vụ. Thực chất chiết khấu vẫn là 20%, còn phần tăng thêm là thuế VAT áp dụng theo Nghị định 26.

Cụ thể, theo quy định của Nghị định 126, thuế VAT 10% được áp dụng cho toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải, bao gồm cả phần doanh thu vận tải của đối tác tài xế. Do đó, Grab đã đề xuất giá cước mới phù hợp, đồng thời tiến hành khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng hiện đang chi trả. Phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác tài xế vẫn được giữ nguyên không thay đổi.

Cũng theo đại diện Grab, theo Nghị định 126, cá nhân hợp tác kinh doanh (trong trường hợp này là đối tác tài xế) không thuộc trường hợp trực tiếp khai thuế, nộp thuế; mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hộ, nộp hộ thuế cho đối tác tài xế. Vì vậy, việc Grab tiến hành khấu trừ khoản thuế phải nộp, kê khai, và nộp hộ cho các đối tác tài xế là tuân thủ quy định của Nghị định 126. Toàn bộ phần thuế thu hộ đều được Grab nộp về Kho bạc Nhà nước và đều được cơ quan thuế xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Lê Thắm

Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Ngay sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Philippines tại bán kết, đội tuyển U23 Việt Nam đã nhận được phần thưởng xứng đáng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) với số tiền 500 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần toàn đội trước trận chung kết U23 Đông Nam Á 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Giải pháp nào để người tiêu dùng nhận diện được hàng giả, hàng nhái?

Giải pháp nào để người tiêu dùng nhận diện được hàng giả, hàng nhái?

Sáng 25/7, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”.
Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Chị Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1970, phường Hải Châu, Đà Nẵng) trở thành khách hàng thứ 6 trúng giải Nhì từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” với phần thưởng là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam water week 2025, với chủ đề “Ngành nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Thách thức và cơ hội” sẽ diễn ra từ 20-22/8, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Cùng với phương châm “hậu cần tại chỗ”, nhằm ứng phó với các sự cố thiên tai, bão lũ trong năm 2025, thành phố Hà Nội đã chủ động dữ trự hàng hóa với tổng mức vốn thực hiện là 122,725 tỷ đồng.
Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Công tác quản lý thị trường thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025 Theo Sở Công Thương Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn Thành phố đã đấu tranh, ngăn chặn và xử lý 2.064 vụ vi phạm. Trong đó, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 33,4 tỷ đồng.
Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Được mời tham gia với vai trò diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit), diễn ra tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025, Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thu hút sự quan tâm lớn của Hội nghị bởi những đóng góp giúp thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, đồng thời mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết các trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.
Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất cấm, kháng sinh vượt ngưỡng, sản phẩm kém chất lượng... xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, truy xuất nguồn gốc đang không chỉ là giải pháp kiểm soát chất lượng, mà còn là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xây dựng niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động