-->

Cần thiết thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Hà Nội

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Quỹ đầu tư mạo hiểm đã được đưa vào dự thảo Luật Thủ đô và được các đại biểu thảo luận, nhất trí cao.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào phiên họp tháng 3/2024 Hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng và tiến độ

Ngày 12/1, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô”, nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cần thiết thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn nêu rõ, các nội dung liên quan đến Quỹ đầu tư mạo hiểm và Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô là những nội dung quan trọng, mới, được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua các ý kiến đóng góp tại hội thảo hôm nay, Ban tổ chức sẽ tiếp thu, làm căn cứ để giải trình, hoàn thiện về hai nội dung này trong dự thảo Luật.

Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc BK Fund, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, cần thiết thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm (sử dụng một phần ngân sách Nhà nước và huy động vốn ngoài ngân sách) ở Hà Nội và cần đảm bảo nguyên tắc không phát sinh đầu mối đơn vị hành chính, sự nghiệp, hoạt động theo quy luật của thị trường.

Cần thiết thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Hà Nội
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn tiếp thu các ý kiến của các diễn giả, đại biểu.

Đồng thời, cũng theo ông Hiệp, cần tích hợp chính sách, ví dụ như Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Luật Thủ đô (sửa đổi)...

Ông Thẩm Trung Hiếu, chuyên viên pháp lý cấp cao Quỹ ThinkZone Ventures góp ý, về chủ trương thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà nước, dù mới là cơ chế thử nghiệm, đã được bổ sung vào dự thảo Luật Thủ đô hiện tại là bước đi chung với xu thế thế giới. Tuy nhiên, các phương án để Quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà nước có thể hoàn thành mục tiêu giải ngân cũng là một nội dung mới và cần được thảo luận.

Các Quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà nước, khi thực hiện đầu tư đối ứng theo phương thức này có thể tận dụng được vai trò chuyên môn của đối tác tư nhân như Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc nhà đầu tư thiên thần trong việc thẩm định và lựa chọn công ty mục tiêu phù hợp, giảm phần lớn gánh nặng về trách nhiệm chuyên môn cũng như việc tổ chức vận hành thẩm định, lựa chọn, đầu tư và quản lý đơn vị nhận đầu tư cho quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà nước.

Cần tránh quy định chồng chéo về thủ tục, thẩm quyền thẩm định

Cũng theo ông Thẩm Trung Hiếu, do đơn vị đối tác tư nhân thực hiện đầu tư bằng tiền của chính mình, yếu tố thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của các đối tác tư nhân này. Bởi vậy, đối tác tư nhân bắt buộc phải thực hiện thẩm định và đầu tư một cách chuẩn mực, trước tiên để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Vì lẽ đó, việc Quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước thực hiện đầu tư đối ứng theo đối tác tư nhân là có thể tin cậy được. Đối tác tư nhân và đơn vị nhận đầu tư, khi nhận vốn đầu tư đối ứng này, cũng nhận được nhiều lợi ích.

Cơ chế đầu tư có tính chất đối ứng với đặc điểm tương tự có thể được tìm thấy trong các quy định về sử dụng vốn ODA tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP, theo đó Việt Nam sẽ phải cấp số vốn tương đương với số vốn ODA được cấp cho dự án hưởng ODA.

Cần thiết thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Hà Nội
Các chuyên gia, diễn giả phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên, trong phạm vi hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cũng như đầu tư mạo hiểm, chưa có nguồn quỹ cũng như cơ chế nào tương tự để thực hiện đầu tư đối ứng. Do đó, nội dung trong Luật thủ đô (sửa đổi) cần bổ sung thêm hạng mục này vào các hạng mục thuộc thẩm quyền của Quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước.

Điểm mấu chốt của mô hình này là Quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước sẽ không trực tiếp thực hiện đánh giá thẩm định để thực hiện đầu tư mà đối tác tư nhân sẽ thực hiện điều này. Do đó, theo ông Hiếu, cần tránh quy định chồng chéo về thủ tục, thẩm quyền thẩm định của Quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước, tránh trường hợp cuối cùng quỹ rơi vào tình trạng khó giải ngân do không rõ ràng về cơ chế, tiêu chí, cũng như thẩm quyền quyết định đầu tư.

Dành quỹ đất cho trung tâm khởi nghiệp

Bà Thạch Lê Anh, Giám đốc Quỹ Vietnam Silicon Valley (VSV) góp ý, bất kể quốc gia nào phát triển công nghệ đều có quỹ đầu tư mạo hiểm. Có thể tham khảo kinh nghiệm từ nước Mỹ, Hàn Quốc… để áp dụng tại Việt Nam.

Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, nên thành lập Quỹ công hoặc tư và có cơ chế thoái vốn. Hà Nội nên dành quỹ đất cho trung tâm khởi nghiệp và khu công nghiệp và các tỉnh liên kết với nhau.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng, đề nghị Quỹ phải có vốn 100.000 tỷ đồng, vốn phải lớn. Vốn này, 30% là từ ngân sách của Thành phố, 70% phát hành chứng chỉ quỹ và bán cho các thành phần kinh tế, trong đó có các ngân hàng, "bắt tay" cùng Thành phố hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Thành phố cần xem lại Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương (thực hiện từ năm 2018) và nên duy trì song song Quỹ đầu tư và quỹ này để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khởi nghiệp…

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn tiếp thu các ý kiến của các diễn giả, đại biểu để hoàn thiện dự thảo Luật. Theo ông Lê Hồng Sơn, Quỹ đầu tư mạo hiểm đã được đưa vào dự thảo Luật Thủ đô và được các đại biểu thảo luận, nhất trí cao. Tuy nhiên, Quỹ đầu tư mạo hiểm đang nằm trong lĩnh vực thử nghiệm, giải pháp mới, công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, do vậy Quỹ là loại hình có thời hạn, có kiểm soát.

Qua ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, cũng như doanh nghiệp tại hội thảo cho thấy, cần phải điều chỉnh lại mô hình của Quỹ đầu tư mạo hiểm, kèm theo đó là điều lệ, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, nhiệm vụ trong thời gian tới rất nặng nề, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo Luật Thủ đô, UBND Thành phố còn phải chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành. Với tinh thần đó, ông Lê Hồng Sơn đề nghị các Sở, ban, ngành liên quan tiếp tục tập trung lấy ý kiến các chuyên gia, hoàn thiện dự thảo Luật.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động