-->

Cần thiết lập cơ quan chuyên trách về giá đất

Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, cần thiết lập cơ quan chuyên trách về giá đất của Nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến giá đất, kể cả việc giải quyết tranh chấp về giá đất, ngăn ngừa nguy cơ gia tăng sự bất bình đẳng giữa các khu vực, gây ra xung đột về giá đất giữa các địa phương giáp ranh.
Sửa Luật Đất đai: Hoàn thiện các quy định về giá đất theo nguyên tắc thị trường Nâng cao hiệu quả quản lý, gia tăng nguồn thu cho Thành phố Kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi)

Bỏ khung giá đất - điểm mới quan trọng

Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội nhìn nhận, việc bỏ khung giá đất là điểm mới quan trọng trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), vì Luật Đất đai năm 2013 quy định khung giá đất sát giá thị trường, nhưng thực tế, luôn có khoảng cách lớn giữa giá đất thị trường và giá Nhà nước quy định. Khoảng cách này vô hình trung đã tạo ra kẽ hở cho tham nhũng và trục lợi đất đai.

Cần thiết lập cơ quan chuyên trách về giá đất
Hội Luật gia Hà Nội góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, Bảng giá đất sẽ được xây dựng căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường và biến động giá đất, thay vì căn cứ vào khung giá đất của Chính phủ như hiện nay. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh biến động giá đất trước khi ban hành. Bên cạnh đó, sau khi bỏ khung giá đất, các địa phương sẽ xây dựng bảng giá đất định kỳ hàng năm và công bố công khai vào ngày 1/1 của năm, thay vì định kỳ 5 năm một lần như hiện nay.

Cũng theo ông Tuyến, với khu vực đã có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thị trường thì xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị đất, giá thửa đất chuẩn. Trong đó, giá của thửa đất chuẩn là giá trị của thửa đất có các đặc tính về quy mô diện tích, hình thể, kích thước mang tính đại diện cho các thửa đất trong vùng giá trị, được chọn làm thửa đất chuẩn để định giá cho các thửa đất khác trong vùng giá trị.

“Cần bổ sung quy định cụ thể hệ số tiền sử dụng đất để tính công nhận hoặc chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân do Bảng giá đất được tính theo giá thị trường. Bên cạnh đó, cần thiết lập cơ quan chuyên trách về giá đất của Nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến giá đất, kể cả việc giải quyết tranh chấp về giá đất, ngăn ngừa nguy cơ gia tăng sự bất bình đẳng giữa các khu vực, gây ra xung đột về giá đất giữa các địa phương giáp ranh”, Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội góp ý.

Đồng thời, ông Tuyến cũng kiến nghị quy định ngay trong Luật về quy chuẩn phương pháp định giá đất, quy trình kiểm tra giám sát việc xây dựng Bảng giá đất và định giá đất cụ thể (không giao cho Chính phủ quy định). Bên cạnh đó, cần xác định rõ cơ quan định giá đất cấp tỉnh là cơ quan nào và để bảo đảm tính độc lập của Hội đồng thẩm định giá, trong thành phần Hội đồng cần có đại diện của Mặt trận Tổ quốc và một số tổ chức chính trị - xã hội.

Khắc phục tình trạng đầu cơ đất

Tại hội thảo góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Hội Luật gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội Tô Thị Thanh Hương đánh giá cao những điểm mới nổi bật như bỏ khung giá đất, tính giá đất cụ thể cho từng vị trí, việc thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành bố trí tái định cư, trừ trường hợp tái định cư tại chỗ... trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo Hội Luật gia thị xã Sơn Tây, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần nghiên cứu quy định tổ chức dịch vụ công về đất đai (các Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai) trực thuộc UBND cấp huyện nơi đóng trụ sở. Hiên nay, các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên môi trường cấp tỉnh đang có bất cập. Tuy mô hình Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ đảm bảo sự thống nhất và chính xác về quản lý đất đai, nhưng mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan gồm Văn phòng đăng ký đất đai, UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn chưa rõ ràng, trách nhiệm cũng chưa cụ thể. Hội Luật gia Sơn Tây cũng đề nghị Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực cùng ngày với hiệu lực của Luật và không ban hành quá nhiều các Nghị định hướng dẫn (chỉ nên ban hành không quá 3 Nghị định).

Theo bà Hương, việc bỏ khung giá đất sẽ tạo điều kiện cho các địa phương được chủ động xác định giá đất sát thực với giá đất thị trường, đạt được mục tiêu hoàn thiện cơ chế giá đất. Nhà nước xác định giá đất sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất và làm tăng thu thuế, phí và lệ phí từ đất cho Nhà nước.

Phó Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội cũng kiến nghị bổ sung điều luật về đánh thuế lũy tiến với bất động sản được sở hữu, nhằm khắc phục tình trạng đầu cơ đất như hiện nay, để người có nhu cầu thật sự có điều kiện có nhà để ở.

Theo luật sư Dương Thị Bích Hạnh, Chi hội luật gia Đoàn Luật sư Hà Nội, trong thực tế, thông tin đầu vào để áp dụng phương pháp định giá đất còn bất cập, việc định giá đất cụ thể ở một số nơi chưa kịp thời. Công tác đăng ký đất đai, đặc biệt là đăng ký biến động đất đai chưa thực hiện nghiêm, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, bà Hạnh cũng đánh giá cao việc Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề xuất bỏ khung giá đất, cho rằng đây là giải pháp mang tính đột phá để khắc phục các bất cập trong quản lý, khai thác đất đai hiện nay.

Cùng quan tâm đến việc xác định giá đất, Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ - ông Lê Trung Đức băn khoăn, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ khung giá đất, xây dựng bảng giá đất hàng năm, nhưng vấn đề cốt lõi là làm sao xác định được chính xác giá đất phổ biến trên thị trường, trong khi giá đất thường xuyên biến động.

Vì vậy, theo ông Đức, cần nghiên cứu kỹ về các phương pháp xác định giá đất, cơ quan chuyên trách chuyên môn tư vấn xác định giá đất phải độc lập, Hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh phải là Hội đồng độc lập với UBND cấp tỉnh, tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và cần phải được quy định cụ thể trong Luật Đất đai (sửa đổi).

Nhấn mạnh yêu cầu giá đất cần phải được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp theo giá thị trường chứ không thể dựa vào khung giá đất, Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ cũng cho rằng, bảng giá đất phải được cập nhật thường xuyên, phù hợp với tình hình thị trường. Bên cạnh đó, khi cấp có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khiến giá đất tăng lên gấp nhiều lần thì giá trị tăng đó cần phải quay trở lại bồi hoàn cho người dân bị thu hồi đất và đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng theo ông Đức, vấn đề mấu chốt khó khăn, vướng mắc lớn nhất hiện nay của Luật Đất đai 2013 là bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Vì vậy, Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể cách tính giá đất để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải thực hiện và tính khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào tiền sử dụng đất, cho thuê đất phải nộp. Từ đó, khắc phục thực tiễn giá đất của Nhà nước quy định thường thiếu sự tương thích, thậm chí là thấp hơn nhiều so với giá thị trường... /.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 247 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.
Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã thu hút 1.320 vận động viên xuất sắc, đại diện cho 17 cụm trường trực thuộc và 30 quận, huyện, thị xã tham gia tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: Kéo co, cầu lông.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Ngày 19/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Xem thêm
Phiên bản di động