-->
GIÁ ĐẤT 'NÓNG" THEO ĐỒ ÁN:

Cần quản lý chặt để tránh những hệ lụy

Mặc dù đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vẫn còn đang trong quá trình chờ phê duyệt, tuy nhiên, do được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển đô thị của Thủ đô mà suốt cả tháng qua, giá bất động sản tại các khu vực vùng ven bất ngờ tăng đột biến. Trước cơn “sốt đất” này, theo các chuyên gia bất động sản, người dân cần bình tĩnh để tránh rơi vào “bẫy” của các “cò” đất…
Hà Nội sắp hoàn tất quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng Sớm hoàn thiện Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng Hà Nội chưa chọn đơn vị nào quy hoạch đô thị sông Hồng

Giá đất “nhảy múa” theo ngày

Dự thảo đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có quy mô diện tích khoảng 11.000 ha, kéo dài 40 km từ cầu Hồng Hà (nối huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh) đến cầu Mễ Sở (nối huyện Thường Tín với huyện Văn Giang - Hưng Yên). Theo dự thảo đồ án này, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ nằm trên địa giới hành chính 55 phường, xã và 13 quận, huyện của thành phố Hà Nội như: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Đông Anh, Long Biên,...

Dự kiến, sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn, tiêu chí và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành phố Hà Nội sẽ phê duyệt, ban hành quy hoạch này vào khoảng tháng 6 tới. Mặc dù thông tin mới được đưa ra là vậy, nhưng theo khảo sát của phóng viên, sau khi có thông tin về đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, giá đất tại các địa phương trong khu quy hoạch lập tức có dấu hiệu “nhảy múa” bất thường.

Cần quản lý chặt để tránh những hệ lụy
Người dân cần cảnh giác trước việc đất được “thổi” giá sau thông tin quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Theo lời của các “cò” đất cung cấp, giá đất tại các địa phương có trong quy hoạch hiện không chỉ tăng theo từng ngày, mà còn theo từng giờ. Thậm chí, nhiều người dân sinh sống tại các địa phương như Đông Anh, Long Biên, Tây Hồ,… cũng bị cuốn vào “cơn lốc” giá đất và trở thành “tay ngang” môi giới đất để kiếm lời.

Trong vai một nhà đầu tư có nhu cầu mua đất tại khu vực huyện Đông Anh (Hà Nội), chúng tôi được một người quen giới thiệu đến gặp “cò” đất tên Thoại – nhân viên tư vấn bất động sản của một Công ty chuyên môi giới bất động sản có tiếng ở Hà Nội. Sau khi đưa ra các nhu cầu cần thiết, Thoại cho biết, ở Đông Anh hiện giá đất đang rất “sốt”, đặc biệt là thời gian qua giá đất khu vực Đông Anh đã tăng nhanh sau khi có quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050,…

Đặc biệt sắp tới, một loạt dự án bất động sản sẽ được triển khai xây dựng tại Đông Anh như, dự án Thành phố thông minh trị giá 4 tỷ USD, công viên phần mềm Vintech, công viên Kim Quy,… Do đó, khi có thêm thông tin về việc Hà Nội sẽ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, giá đất tại khu vực Đông Anh lại như có thêm “đòn bẩy” bật tăng mạnh mẽ. Thậm chí, một số nơi như xã Xuân Canh, Mai Lâm,… giá đất đã tăng lên gấp đôi chỉ trong vòng 1 tuần.

“Thời gian trước đây, giá đất thổ cư tại một số nơi chỉ vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/m2, thậm chí có một số khu vực giá bất động sản ở mức dưới 10 triệu đồng/m2. Nhưng từ khi có thông tin về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, giá đất ở khu vực Đông Anh nhiều nơi đã tăng lên gấp đôi chỉ trong một thời gian ngắn.

Thực tế, Đông Anh sẽ là khu vực được phát triển đô thị mới với mật độ cao nhất so với các địa phương khác theo quy hoạch. Do đó, nếu các anh mua thời điểm này còn phù hợp, chứ để sau khi quy hoạch được phê duyệt mới quyết định mua thì lúc đó đất sẽ không có giá như hiện nay nữa đâu. Giờ giá đất đã tăng theo từng ngày rồi”, Thoại nhấn mạnh.

Rời khu vực Đông Anh, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thông tin về giá bất động sản tại khu vực quận Long Biên (Hà Nội); mặc dù không có sự tăng đột biến như ở Đông Anh, nhưng giá đất trên địa bàn quận Long Biên những ngày qua cũng có dấu hiệu tăng nhẹ vì thông tin quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Thông tin từ một số nhân viên môi giới bất động sản cho biết, thời điểm này giá đất đã có dấu hiệu tăng nhẹ tại một số khu vực như phường Thạch Khối, Cự Khối, Ngọc Thụy,… Cụ thể, tại phường Ngọc Thụy, giá đất tại khu vực trong ngõ rộng, nếu trước đây được chào bán với giá từ 30 – 50 triệu đồng/m2; thì nay, cũng với vị trí đó, giá bất động sản đang được đẩy lên thêm từ 10 – 15 triệu đồng/m2.

Lý giải về điều này, anh Hiền – một người môi giới tại khu vực phường Ngọc Thụy cho biết, một phần do quỹ đất quy hoạch trên địa bàn quận Long Biên mật độ không nhiều như ở Đông Anh, nên giá đất khó tăng mạnh. Thứ 2, ở thời điểm này, nhiều khu vực quận Long Biên giá đất đã “neo” ở mức cao. Do đó, việc tăng thêm từ 10 – 15 triệu đồng/m2 (tương ứng mức tăng từ 10 - 20%) những ngày qua cho thấy sự đột biến đáng kể về giá đất tại khu vực này. Tuy nhiên cũng theo anh Hiền, do Long Biên sẽ nằm trong khu quy hoạch sầm uất, nhiều tiềm năng phát triển nhất. Do đó, giá bất động sản sẽ còn tăng mạnh thời gian tới. “Nếu các nhà đầu tư mua để “lướt sóng” thì chắc chắn sẽ có lãi ngay”, anh Hiền khẳng định.

“Sốt” thật hay “sốt” ảo

Được “cò” đất quảng cáo giá bất động sản tăng theo từng ngày tại khu vực phân khu đô thị sông Hồng, thậm chí, chỉ cần “lướt sóng” đầu tư là có thể sinh lời ngay lập tức bởi “sức nóng” của việc giá đất tăng mạnh những ngày qua. Tuy nhiên, theo một số người dân tại khu vực Đông Anh, Long Biên,… chia sẻ, thực chất giá đất tại khu vực này những ngày qua không tăng đột biến như các thông tin mà “cò” đất cung cấp.

Anh Bùi Văn Nghị, một người dân ở xã Xuân Canh (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sau khi có thông tin về quy hoạch phân khu sông Hồng, tại địa bàn xã Xuân Canh cũng có một số người tìm hỏi mua đất, tuy nhiên chủ yếu vẫn là những nhà đầu tư tìm mua là chính. “Giá bất động sản hiện tại cũng có tăng nhẹ, nhưng cũng chỉ tăng khoảng 3 – 4 triệu đồng/m2 tùy từng khu vực, thực chất giá đất chưa tăng đến mức gấp đôi như đồn thổi. Chủ yếu giá tăng cao là do cò đất, hoặc do người dân tự thổi giá lên”, anh Nghị cho hay.

Cần quản lý chặt để tránh những hệ lụy
Ảnh minh họa.

Không chỉ có anh Nghị, nhiều người dân sinh sống tại một số khu vực như Đông Anh, Long Biên,… khi được hỏi về giá bất động sản đều cho rằng, đúng là có việc giá bất động sản được “phả” hơi nóng sau thông tin dự án phân khu đô thị sông Hồng; tuy nhiên, không có chuyện giá bất động sản tăng lên gấp đôi sau 1 tuần, mà giá tăng chủ yếu là do “cò” đất thổi giá.

Trước những thông tin trên, theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, không chỉ ở các địa phương nằm trong dự thảo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng bất động sản có hiện tượng tăng giá, thời điểm này, nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội, giá bất động sản cũng rục rịch tăng do các nhà đầu tư chạy theo, hoặc đón đầu các dự án quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, giá bất động sản tăng chủ yếu là do các nhà đầu tư, cò đất “thổi”, trong khi đó, không ít người đã “vỡ mộng”.

Quy hoạch phân khu 2 bên bờ sông Hồng có chiều dài lên đến 40 km qua nhiều quận, huyện của Hà Nội mục đích để góp phần tạo cho diện mạo đô thị Thủ đô phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Đất đai trong khu vực quy hoạch sẽ được Nhà nước sử dụng và có các biện pháp di dời cũng như đền bù thỏa đáng. Do đó, xét về góc độ kinh doanh, mọi giao dịch, buôn bán đất nằm trong phạm vi quy hoạch là rất rủi ro. Bởi thế hơn lúc nào hết, trong khi chờ cơ quan chuyên môn phê duyệt, các cấp chính quyền nơi có các địa điểm nằm trong Đồ án Quy hoạch cần có biện pháp quản lý chặt để không có những sang nhượng trái phép; mua- bán ồ ạt, đẩy giá lên cao nhằm tránh những hệ lụy khó lường về sau.

Nhìn vào thực tế cho thấy, không phải đến thời điểm này mà kể từ năm 2008, việc “sức nóng” quy hoạch đã khiến bong bóng bất động sản bị vỡ, nhiều nhà đầu tư lao đao bởi các dự án đã quy hoạch, nhưng mãi không khởi công. Không phải nói đâu xa, Đông Anh – một trong những địa phương nằm trong dự án quy hoạch phân khu sông Hồng đã từng trải qua nhiều cơn sốt đất khiến không ít nhà đầu tư lao đao.

Bởi trước đó, Đông Anh đã từng sốt đất khi dựa hơi vào các dự án lớn như dự án cầu Nhật Tân, Đông Trù; dự án công viên Kim Quy, Trung tâm triển lãm,… người người, nhà nhà đua nhau “ôm” đất để chờ ngày giá lên và rồi nhiều dự án đến nay vẫn chưa thể triển khai, khiến không ít nhà đầu tư “ngậm” trái đắng.

Đề cập đến hiện tượng tăng giá tại một số khu vực trên, ông Nguyễn Văn Đính – Phó tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu quy hoạch chỉ ở chủ trương, bản vẽ thì mức độ tăng rơi vào khoảng 3-5% là hợp lý. Ví dụ như tại Đông Anh, nơi mà về bản chất đầu tư chưa có gì nhiều ngoài hai trục đường Nhật Tân và đường quốc lộ 5 kéo dài, các dự án vẫn nằm trong giai đoạn xây dựng đề án, quy hoạch, do đó, nếu tăng cao quá sẽ là con dao hai lưỡi tạo sự cản trở phát triển.

Đồng thời, khi giá đất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu tư để phát triển hạ tầng dự án khu vực, làm cho các nhà đầu tư cảm thấy không hiệu quả và phải rút lui chủ trương đầu tư. Đây là một trong những vấn đề mà nhiều địa phương đã từng phải dùng mệnh lệnh hành chính như ở Vân Đồn, Phú Quốc phải dùng mệnh lệnh vi hiến để xử lý về hiện tượng tăng giá đất,...

Với tình trạng đất bị đẩy giá lên cao tại một số khu vực như đề cập ở trên và cả những nơi nằm trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, những cơn “sốt” đất này đều là ảo. Môi giới nhà đất đang tự đẩy giá lên cao khiến giá đất tăng gấp nhiều lần so với mức giá bình thường.

Những người này lợi dụng thông tin về quy hoạch phân khu sông Hồng để bán đất, tuy nhiên, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mới đang có tỷ lệ 1/5.000, chưa có mốc giới để xác định rõ vị trí cụ thể nào nằm trong vùng quy hoạch. Do đó, nếu người mua đất tin vào những lời giới thiệu của “cò” đất mua để đầu tư mà không kiểm chứng thông tin thì rất dễ gặp rủi ro.

Để không xảy ra tình trạng “sốt” đất ảo, các chuyên gia bất động sản cho rằng các cấp chính quyền cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các sàn giao dịch trên địa bàn, hạn chế tình trạng môi giới, “cò đất” tung tin không đúng về giá đất, tăng giá đất làm ảnh hưởng đến người mua; công khai cụ thể thông tin về quy hoạch khi được phê duyệt, xử lý nghiêm các hành vi “thổi” giá, mua bán nhà đất sai quy định; tạo điều kiện để người mua tiếp cận được nguồn thông tin đúng về đất,… Qua đó, hạn chế được những rủi ro cho nhà đầu tư và giá bất động sản cũng sẽ ở đúng giá trị thực của nó./.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Những ngày qua, đại đô thị Sun Urban City do Sun Group đầu tư tại Hà Nam đã “khuynh đảo” thị trường khi gần 80% quỹ hàng đợt 2 đã hết sau 2 giờ mở bán. Thực tế, nếu nhìn vào tiến độ xây dựng của đại đô thị, chắc chắn không ít nhà đầu tư cũng phải trầm trồ thán phục vì tốc độ xây nhanh không hề thua kém tốc độ họ… “xuống tiền”.
The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

Khi thị trường địa ốc đang tái định hình theo xu hướng dịch chuyển nhu cầu, bất động sản toạ lạc tại vùng lõi giao thương - tài chính trọng điểm không đơn thuần là nơi để ở, mà trở thành tài sản đầu tư mang tính chiến lược. Tại Hà Nội, The Cosmopolitan nhanh chóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ, khi khách hàng đang kiếm tìm một nơi an cư, vừa chạy đua để sở hữu một phần của tâm điểm thương mại sôi động nhất Hà Nội.
Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc của 6 dự án theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, trong đó đáng chú ý là dự án liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty Cổ phần Trung Thủy Lancaster.
Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) ngày càng tăng cao, việc đảm bảo quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này trở thành một vấn đề cấp thiết. Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư lựa chọn nộp tiền thay vì sử dụng quỹ đất này.
Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Thúc tiến độ các dự án nhà xã hội đã được cấp phép, khởi công

Thúc tiến độ các dự án nhà xã hội đã được cấp phép, khởi công

Bộ Xây dựng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện thông báo kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Hà Nội có thêm gần 14.000 căn nhà được mở bán

Hà Nội có thêm gần 14.000 căn nhà được mở bán

Hà Nội sẽ có thêm gần 14.000 căn nhà được mở bán từ 11 dự án, trong đó có gần 8.800 căn chung cư, còn lại là nhà thấp tầng.
Sống như nghỉ dưỡng trong căn hộ Sun Group Cát Bà “lưng tựa núi, mặt hướng biển”

Sống như nghỉ dưỡng trong căn hộ Sun Group Cát Bà “lưng tựa núi, mặt hướng biển”

Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island được Sun Group dồn trọn tâm huyết để tạo tác những biểu tượng kiến trúc giữa “trái tim” đảo Ngọc Cát Bà. Tại vị trí đắc địa của đảo, tòa tháp The Xanh 1 tựa Bạch Hổ kiêu hãnh, mạnh mẽ chạm đến “bầu trời thịnh vượng”.
Công năng vượt trội 3 trong 1 của Sunlake Villas - Biệt thự hạng sang trên “đất vàng” Thủ Đức

Công năng vượt trội 3 trong 1 của Sunlake Villas - Biệt thự hạng sang trên “đất vàng” Thủ Đức

Nằm trong lòng đại đô thị Vạn Phúc City, Sunlake Villas khẳng định vị thế là khu biệt thự hạng sang với không gian sống đẳng cấp và tiện nghi. Sunlake Villas không chỉ thu hút bởi kiến trúc thời thượng mà còn nổi bật bởi công năng vượt trội, đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân hiện đại.
Xem thêm
Phiên bản di động