Cần những người thầy có tâm
Sân chơi bổ ích của học sinh, sinh viên trường nghề | |
Quản trường nghề như quản...trường mẫu giáo |
Học nghề để “né” học văn hóa
Ngọc Minh (huyện Đông Anh – Hà Nội) cho biết, do điều kiện kinh tế khó khăn, nên gia đình sớm cho em đi học nghề. Em thích đi học chuyên ngành sửa chữa điện tử ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Đông Anh) với dự định sau khi tốt nghiệp sẽ mở cửa hàng cùng người anh họ.
Nắm vững kiến thức văn hóa sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn trong các bài tập thực hành nghề. (ảnh minh họa) |
Được biết, do bị hổng kiến thức từ những năm học THCS nên khi vào trường, Minh gặp nhiều khó khăn khi tiếp tục học những môn văn hóa theo quy định cho khối kỹ thuật gồm: Văn, toán, lý, hóa, tiếng Anh. Mặc dù nhà trường đã sắp xếp học văn hóa xen kẽ với môn học nghề chuyên ngành điện tử, nhưng Minh cho biết, em chỉ thích học nghề và không hứng thú với các môn văn hóa.
Qua tìm hiểu thông tin ở một số trường như Trung cấp nghề Công nghệ Thăng Long, Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội... mỗi năm trường chỉ tuyển sinh từ 200 – 250 học sinh (bậc trung cấp), trong đó, có gần 50% số các em tốt nghiệp THCS theo học. Phần lớn các em lựa chọn học nghề như một giải pháp để tránh các môn văn hóa. Tuy nhiên, trong chương trình khung buộc vẫn phải có những môn văn hóa, nhằm tạo điều kiện cho các em khi tốt nghiệp bằng trung cấp nghề, có giá trị tương đương với bằng tốt nghiệp văn hóa, giúp các em có thể học cao lên.
Ông Nguyễn Đức Vinh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - cho biết: “Các em do sức học văn hóa yếu, hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên lựa chọn học nghề để tiết kiệm chi phí cho gia đình. Những học sinh này rất hăng say học nghề, nhưng khi học các môn toán, văn, lý, hóa thì có tâm lý chán nản, lười học, khiến giáo viên cũng khá vất vả khi dìu dắt các em.
Còn ông Nguyễn Đức Thọ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (Đông Anh) - cho biết thêm, mặc dù nhà trường đã bố trí học văn hóa xen kẽ học nghề để giảm bớt áp lực tâm lý cũng như kiến thức cho các học sinh, nhưng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp văn hóa qua mỗi kỳ thi vẫn còn khiêm tốn. Có những em phải thi lần thứ 2,3 mới đạt yêu cầu.
Phát huy vai trò người thầy
Chia sẻ về những khó khăn trong công tác quản lý học sinh, ông Nguyễn Đức Vinh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội - thừa nhận, vẫn còn tồn tại tình trạng học sinh trốn tiết học văn hóa, còn các tiết học nghề thì lại có mặt đầy đủ.
Theo ông Đào Công Duy – Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp châu Á: “Có một thực tế là tại Việt Nam, nhiều người chạy đua nhau lên THPT, thi ĐH đơn giản vì tấm bằng có giá mà không biết mình học để làm gì. Nhà nước đang khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS hoặc học dở THPT đi học trung cấp nghề. Chúng tôi luôn đánh giá cao những người chọn nghề sớm. Những người làm doanh nghiệp như chúng tôi không hoàn toàn chú trọng bằng cấp, mà sẵn sàng trả lương cao cho một người biết làm việc...”. |
Ông Vinh cho biết, việc đào tạo văn hóa ở các trường nghề không quá khắt khe vì đa số học sinh yếu văn hóa mới đi học nghề. Để tạo điều kiện cho các học sinh THCS vừa hoàn thiện chương trình văn hóa, vừa học nghề hiệu quả, thì rất cần đến sự phối hợp của đội ngũ giáo viên nhà trường – những người thầy có tâm. Giáo viên phải có sự chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế những chương trình học đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo khối lượng kiến thức cho học sinh. Đồng thời cần có biện pháp động viên, khích lệ phù hợp đồng thời giúp học sinh nhận biết được bản chất của việc học văn hóa là những nền tảng cơ bản giúp các em thuận lợi khi học nghề. “Đặc biệt với những môn học chuyên ngành điện rất cần đến kiến thức vật lý năm lớp 11, 12, nếu nắm được những kiến thức cơ bản này thì các em sẽ thuận lợi hơn xử lý các bài thực hành về điện” - ông Vinh nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của PV, trong quá trình đào tạo, phần lớn những người làm công tác quản lý tại các trường nghề đều cho rằng, cần sớm có giải pháp giảm bớt áp lực các môn học văn hóa cho học sinh trường nghề, ví dụ như chỉ giữ lại những môn văn hóa hỗ trợ cho chuyên môn, chứ không nhất thiết phải có trình độ tương đương THPT như hiện nay.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08