-->

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ
Đại biểu đề nghị quy định rõ nơi đặt trạm thu phí đường bộ

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung của 2 Dự thảo Luật này, cụ thể như: Chính sách phát triển hoạt động đường bộ; việc đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ; thực hiện chính sách pháp luật của thanh tra đường bộ; các hành vi bị nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; quy định về đấu giá biển số xe; hình thành quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ cần nghiên cứu để giao chủ thể quản lý quỹ...

Xe gầm cao vào đô thị phải lắp camera xóa "điểm mù"

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), PGS.TS Vũ Hoài Nam (Trường Đại học Xây dựng) bày tỏ ủng hộ Dự thảo Luật đã quy định bảo đảm an toàn giao thông trường học để bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, cần có quy định riêng với xe chở trẻ em đến trường, không chỉ áp dụng theo các điều kiện chung với người lái xe khách.

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề xuất, Dự thảo Luật TTATGTĐB cần quy định, xe gầm cao, rơ-moóc gầm cao đi vào đô thị phải bảo đảm trang bị hệ thống camera xóa "điểm mù", phải có hệ thống chắn mới được phép lưu thông. Không thể để tình trạng các xe này đi vào đô thị gây tai nạn giao thông.

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì Hội nghị.

Trưởng ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Thanh Hiếu góp ý, tại khoản 4 Điều 5 của Dự thảo Luật TTATGTĐB nêu "tạo điều kiện thuận lợi đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ" và có 2 điều cụ thể hóa chính sách này (khoản 5 Điều 10): Người điều khiển phương tiện phải "giảm tốc độ hoặc dừng lại tại nơi xe lăn của người khuyết tật qua đường”; khoản 1 Điều 33 - người lái xe “được chở tối đa 2 người". Tuy nhiên, với nhóm người khuyết tật, chưa rõ xe buýt có đường lên xuống cho xe lăn đã/sẽ được thể hiện trong Luật nào? Nếu chưa có, cần bổ sung vào Dự thảo Luật này.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 13 quy định người đi bộ "phải đi trên hè phố, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ". Vậy trường hợp hè phố bị chiếm dụng (để bán hàng ăn, để xe… như thường thấy), người đi bộ không có hè phố để đi, lỡ xảy ra tai nạn, thì trách nhiệm thuộc về ai?.

Khó thực hiện khi quy định về quỹ đất dành cho giao thông

Góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng, tỷ lệ đất dành cho giao thông theo Dự thảo Luật là từ 16-26%. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch mạng lưới đường giao thông chưa có nội dung quy định từng cấp hạng đường, trong khi đó cấp hạng đường (bãi đỗ xe) chưa có quy định, vì vậy cần quy định rõ để khi triển khai quy hoạch bảo đảm các điều kiện.

Còn luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bày tỏ, quỹ đất dành cho giao thông nếu tiếp cận ở góc độ Luật TTATGTĐB thì phù hợp, nhưng nếu nhìn ở các luật khác sẽ không phù hợp vì ở mỗi tỉnh có quy hoạch sử dụng đất khác nhau. "Hệ thống giao thông đồng bộ nhưng điều kiện kinh tế cho từng địa phương sẽ có đặc trưng khác nhau. Vì thế khi đưa 18%, 20% hay 26% quỹ đất dành cho hoạt động giao thông có thể chỉ phù hợp với một số tỉnh", luật sư Nguyễn Văn Hà nêu.

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường
PGS.TS Vũ Hoài Nam Trường Đại học Xây dựng phát biểu tại Hội nghị.

Luật sư Nguyễn Văn Hà dẫn chứng, ví dụ như tại Hà Nội nếu quy hoạch không mở rộng, đưa tỷ lệ này vào rất khó. Vì vậy, để đảm bảo linh hoạt trong quá trình quy hoạch giao thông, có thể bỏ nội dung này ra ngoài Dự thảo Luật vì đã quy định trong các luật chuyên ngành khác (như Luật Đất đai) có nhiều mảng liên quan đến quy hoạch, trong đó có quy hoạch lĩnh vực giao thông. Do vậy, nếu chuyển nội dung này ra khỏi Dự thảo Luật Đường bộ, cũng không ảnh hưởng đến phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt quy hoạch sử dụng đất cho giao thông.

Tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, hàng ngày, hàng giờ có nhiều vi phạm phá vỡ kết cấu hạ tầng giao thông như xe quá khổ quá tải, xe bánh xích nhưng Luật Đường bộ chỉ quy định ngắn gọn về nhiệm vụ của thanh tra đường bộ (thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) mà không quy định rõ thanh kiểm tra xử lý nội dung gì.

Nội dung này đã được chuyển sang Dự thảo Luật TTATGTĐB nhưng lại chỉ quy định riêng cho lực lượng Cảnh sát giao thông được thực hiện tuần tra, xử lý. Nghĩa là khi có vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông (như xe bánh xích phá hoại mặt đường), bất kỳ cơ quan, người dân nào cũng phải báo lại cho cơ quan công an; thanh tra đường bộ được giao tài sản nhưng lại không có thẩm quyền ngăn chặn hành vi phá hoại. Điều này khiến việc ngăn chặn không được kịp thời, chủ động. "Đề nghị quy định cụ thể hơn chức năng của lực lượng thanh tra đường bộ trong Dự thảo Luật TTATGTĐB", ông Trần Hữu Bảo nêu.

Ngoài ra, các ý kiến cũng đề cập đến một số nội dung cụ thể như hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật TTATGTĐB: Cấm "điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ" thì cần định nghĩa hoặc kiểm tra hoặc dẫn chiếu "vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ", cần làm rõ thế nào là vật thể siêu nhẹ?, diều hoặc flycam có thuộc nhóm này không?...

Thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu và cho biết, đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ để gửi tới ban soạn thảo các Dự án Luật để tiếp tục thảo luận, cho ý kiến đóng góp tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra tháng 5/2024.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nghiêm cấm tình trạng chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu khi sắp xếp bộ máy.
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi.
Xem thêm
Phiên bản di động