--> -->

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng

Ngày 1/8, Tọa đàm “Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.
Thu giữ gần 5.400 sản phẩm thuốc lá điện tử tại Móng Cái Phát hiện và tạm giữ xe hàng vận chuyển 120.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Dự Tọa đàm có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ; Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hồng Ngọc; Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Quỳnh Liên; cùng đại diện một số Bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học...

Chia sẻ về thực trạng của thuốc lá mới, ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội cho biết, vấn đề thuốc lá mới đã xuất hiện nhiều năm nay và tất cả đều là hàng nhập lậu. Mặt hàng này đang tồn tại khoảng trống pháp lý trong quản lý, được đề cập đến rất nhiều. Cũng theo ông Ngọc, hiện nay tỷ lệ giới trẻ sử dụng các sản phẩm này đã tăng rất nhanh, nhiều kết quả điều tra khảo sát đã cho số liệu về vấn đề này.

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng
Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội.

Đối với thuốc lá điện tử có thành phần chính là dung dịch hóa lỏng, tinh dầu, đối tượng phạm tội đã lợi dụng trộn các chất ma túy, gây ra hệ lụy cho người sử dụng và giới trẻ. Việc mua bán chủ yếu thông qua mạng xã hội hoặc các điểm bán lẻ trà trộn công khai cùng với các mặt hàng khác, nhưng việc quản lý trên nền tảng mạng xã hội còn rất hạn chế, và chế tài xử lý hành vi quảng cáo chưa đủ sức răn đe...

PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn, Giảng viên cao cấp Bộ môn Y học Gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, ông và đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp (là nghiên cứu có giá trị bằng chứng cao nhất) nhằm tổng hợp lại kết quả của các nghiên cứu cập nhật trên thế giới có so sánh độc tính của thuốc lá nung nóng so với thuốc lá truyền thống thông qua phân tích các chỉ điểm sinh học phơi nhiễm.

“Kết luận từ nghiên cứu này cho thấy: Độc tính của thuốc lá nung nóng, đánh giá thông qua các chỉ điểm sinh học phơi nhiễm, giảm đáng kể so với thuốc lá truyền thống”, BS Trần Khánh Toàn cho biết.

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng
PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn, Giảng viên cao cấp Bộ môn Y học Gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội.

Từ kết luận trên, PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn đề xuất: “Việc xây dựng chính sách phải dựa trên các bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, trong trường hợp của thuốc lá nung nóng, do những hạn chế nhất định về nguồn lực và thời gian, việc chờ đợi kết quả các nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam, trên người Việt Nam là không khả thi.

Do đó, chúng ta cần tận dụng có chọn lọc các bằng chứng từ các nghiên cứu đã có trên thế giới, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế uy tín và bài học kinh nghiệm của các nước để lựa chọn cách thức ứng xử phù hợp với thuốc lá nung nóng”.

TS.BS. Phạm Tuấn Anh, Trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K Trung ương phân tích: “Thuốc lá mới vẫn là sản phẩm có hại, lý tưởng nhất là cai hoàn toàn, nhưng trên thực tế có những nhóm đối tượng không cai được, nên phải có cách tiếp cận khác như miếng dán, kẹo gum nicotine - đây là chất gây nghiện ko phải gây bệnh chính. Nguyên lý của thuốc lá mới là thay vì đốt cháy sẽ làm nóng, để giảm sự phơi nhiễm tiếp xúc với số lượng và hàm lượng độc chất”.

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng
Toàn cảnh Tọa đàm.

Còn bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhìn nhận, đây là một nhu cầu của xã hội. Đã là nhu cầu của con người, chắc chắn là phải có nguồn cung. Do đó, phải có giải pháp về quản lý Nhà nước, lẫn thay đổi nhận thức của người dùng. Nếu quản lý, thì phải quản lý chặt chẽ có định hướng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm, lấy sức khỏe người tiêu dùng làm mục tiêu.

Tại Tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ cho rằng, hiện nay, đề nghị cấm của Bộ Y tế là đi từ góc độ sức khỏe của con người. Nhưng để Quốc hội quyết định cấm hay không cấm thì phải có đề xuất của Chính phủ và trong đề xuất của Chính phủ phải đầy đủ nghiên cứu từ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở về khoa học đến các đánh giá tác động...

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ.

Về câu chuyện quản lý, theo ông Tạ Văn Hạ, nếu không cấm thì đương nhiên cần phải đưa vào quản lý. Nhưng để quản lý được thì cũng phải do chỉ đạo của Chính phủ. Trường hợp quản lý cũng phải dựa trên cơ sở chứng minh về khoa học từ các cơ quan có thẩm quyền...

Tổng kết Tọa đàm, các đại biểu, đại diện các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đều nhấn mạnh, mọi sản phẩm thuốc lá đều không an toàn, nhưng cần được quản lý, như cách mà Nhà nước hiện đang kiểm soát thuốc lá điếu và các sản phẩm thuốc lá khác.

Đồng thời, các đại biểu cũng đồng thuận rằng, các văn bản mang tính toàn cầu đã xác định thuốc lá nung nóng là thuốc lá, do đó các Bộ, ngành liên quan cần sớm định nghĩa về sản phẩm này để làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thuốc lá mới.

Ngoài ra, các đại biểu cũng trông đợi các cơ quan chức năng cần sớm thống nhất phương án quản lý thuốc lá mới trình Chính phủ, nhằm lấp khoảng trống pháp lý cho thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác, vốn là vấn đề bị trì trệ gần 10 năm qua dù đã có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành liên quan.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Tối 22/7, trên sân Bung Karno (Indonesia), U23 Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia, qua đó khép lại vòng bảng với ngôi đầu bảng B và giành quyền vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Với hai chiến thắng liên tiếp, thầy trò HLV Kim Sang-sik không chỉ giành vé đi tiếp mà còn là đội duy nhất toàn thắng tại vòng bảng.
Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Ngày 22/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công là các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Mới đây, OpenAI vừa chính thức công bố tính năng “tác nhân AI” (AI Agent) tích hợp vào nền tảng ChatGPT, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo. Từ một chatbot thuần túy chỉ phản hồi câu hỏi, ChatGPT giờ đây có thể suy nghĩ, lên kế hoạch và hành động thay người dùng theo yêu cầu, đánh dấu sự chuyển dịch từ AI giao tiếp sang AI hành động.
Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 22/7, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội) đã diễn ra Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho 36 đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.

Tin khác

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ chiều mua

Tỷ giá USD hôm nay (22/7): Giá USD trong các ngân hàng thương mại tiếp tục đứng yên khi thị trường thế giới quay đầu giảm.
Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (22/7): Vàng miếng và vàng nhẫn cùng bật tăng từ 200 - 500 nghìn đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiếp tục có phiên khởi sắc khi tiến sát mốc 3.400 USD/ounce.
Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Hôm nay (22/7), giá dầu giảm khi các lệnh trừng phạt mới nhất của châu Âu đối với dầu của Nga được dự đoán sẽ có tác động rất hạn chế đến nguồn cung. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,77 USD/thùng, giảm 0,71%, giá dầu WTI ở mốc 66,91 USD/thùng, giảm 0,67%.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Ngày 21/7, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xác minh thiệt hại, phối hợp chi trả bồi thường kịp thời cho các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 xảy ra tại Quảng Ninh.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Cùng với phương châm “hậu cần tại chỗ”, nhằm ứng phó với các sự cố thiên tai, bão lũ trong năm 2025, thành phố Hà Nội đã chủ động dữ trự hàng hóa với tổng mức vốn thực hiện là 122,725 tỷ đồng.
Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn khởi sắc rõ nét khi VN-Index liên tục bứt phá và tiến sát mốc kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Trong tuần giao dịch từ 14 đến 18/7, chỉ số này đã tăng gần 40 điểm, đạt 1.497,28 điểm, mức cao nhất từ đầu năm 2025 đến nay. Điểm nhấn của thị trường nằm ở dòng tiền mạnh mẽ, lan tỏa đều khắp các nhóm ngành, đặc biệt là bất động sản, ngân hàng, bán lẻ và chứng khoán.
Xem thêm
Phiên bản di động