--> -->

Cần cơ chế điều phối, "nhạc trưởng" để phát triển xứng tầm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, mặc dù vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò, vị trí, tầm quan trọng, dư địa phát triển lớn nhưng chưa phát triển tương xứng.
TP.HCM: Xuất hiện biến chủng mới, người dân đi tiêm vắc xin tăng gấp 10 lần TP.HCM: Phạt Công ty FBNC 350 triệu đồng vì hoạt động báo chí không phép TP.HCM: Người dân phản ánh địa điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết ở đâu?

Tạo đột phá hạ tầng và cải cách hành chính

Ngày 9/7, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 53-NQ/TW (gọi tắt là Nghị quyết số 53) ngày 29/8/2005, Kết luận số 27-KL/TW (gọi tắt là Kết luận số 27) ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 thể hiện sự quan tâm đặc biệt và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng Đông Nam bộ để phát triển mạnh, đi đầu cả nước, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực.

Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy vai trò trung tâm kinh tế-xã hội của cả nước
Tham dự hội nghị tại điểm cầu TP.HCM có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Công an. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, mặc dù vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò, vị trí, tầm quan trọng, dư địa phát triển lớn nhưng chưa phát triển tương xứng. Nguyên nhân do thiếu quy hoạch hiện đại; tính liên kết, phối hợp trong vùng còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ; chưa có cơ chế điều hành toàn vùng; thiếu cơ chế huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực ngoài nhà nước và cơ chế để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng.

Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phải thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gồm: Phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn lao động có chất lượng cao và thực hiện đột phá về thể chế, cải cách hành chính.

Đồng thời, cách thức tổ chức thực hiện liên kết cần chặt chẽ, hiệu quả hơn, cần một cơ chế điều phối, "nhạc trưởng" cho liên kết vùng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, nâng cao tính tự lực, tự cường của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị…

Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy vai trò trung tâm kinh tế-xã hội của cả nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương, bộ, ngành tiếp tục nỗ lực để vùng Đông Nam Bộ và
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh và bền vững. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương, bộ, ngành tiếp tục nỗ lực để Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế để vùng trở thành vùng dẫn dắt đổi mới mô hình tăng trưởng của cả nước, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với vai trò, vị trí đầu tàu về kinh tế của cả nước.

Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, nhất là tập trung tiêm vắc xin cho người dân; khắc phục các yếu kém trong lĩnh vực y tế, nhất là tình trạng thiếu thuốc; tập trung giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế-xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tháo gỡ "điểm nghẽn" cho TP.HCM

Trong khi đó Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn giữ vai trò đầu tàu, hạt nhân liên kết và phát triển. Tuy nhiên thời gian qua, phát triển đô thị TP.HCM đang gặp không ít "điểm nghẽn" cần nhanh chóng tháo gỡ.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, TP.HCM là đô thị lớn nhất nhưng tất cả các cửa ngõ của Thành phố đều ách tắc, chưa đột phá thành những đường cao tốc kết nối trung tâm Thành phố với các tỉnh, thành.

“Bản thân trong Thành phố đang ùn tắc giao thông nghiêm trọng. TP.HCM thiếu các đường trục Bắc - Nam, Đông - Tây mang tính chất là đường trục chính để đáp ứng nhu cầu vận tải. Nếu tình hình này không cải thiện được thì chắc chắn TP.HCM sẽ trở thành đô thị tắc nghẽn nhất Việt Nam, thậm chí là khu vực Đông Nam Á”, ông Nguyễn Văn Thể nhìn nhận.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị TP.HCM cố gắng tập trung để thông tuyến Vành đai 2 trong vài năm tới. Riêng Vành đai 3 sẽ phối kết hợp quyết liệt để đến năm 2025 hoặc 2026 hoàn thành 98km kết nối các tỉnh trong vùng… Ngoài ra, một số tuyến cao tốc cần ưu tiên như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành - Gia Nghĩa; cao tốc TP.HCM - Long Thành cần mở rộng đúng quy hoạch, nâng cấp cao tốc TP.HCM - Trung Lương…

Đồng thời, đề nghị TP.HCM phối hợp với Bộ GTVT để nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất nhằm phục vụ 50 triệu hành khách/năm. Bởi hiện nay đường xung quanh cảng, nhà ga chưa thông suốt. TP.HCM và các địa phương cũng cần tập trung nguồn lực hình thành các đường tiêu chuẩn, các đường cao tốc để khai thác cảng biển.

Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy vai trò trung tâm kinh tế-xã hội của cả nước
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị đẩy mạnh liên kết triển giao thông Vùng với các tuyến đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Ảnh: VGP

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam bộ đang gặp nhiều thách thức, mà nghiêm trọng nhất là việc phát triển dưới mức tiềm năng và chưa phát huy tốt vai trò trung tâm kinh tế xã hội của cả nước. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng chậm lại và chậm hơn tốc độ tăng trưởng chung của các nước; vai trò đầu mối xuất nhập khẩu giảm; hiệu quả sử dụng vốn của Vùng luôn thấp nhất và đều thấp hơn so với bình quân của cả nước; kinh tế Vùng giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế cả nước.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị nhanh chóng triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đông Nam Bộ theo Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 15/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện cơ chế liên kết, điều phối phát triển Vùng và bộ máy giúp việc. Đẩy mạnh liên kết triển giao thông Vùng với các tuyến đường bộ (vành đai, quốc lộ, cao tốc kết nối), đường thuỷ (hệ sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ, kết nối Đồng bằng sông Cửu Long - Campuchia), đường sắt; liên kết trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sông; xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt; thích ứng biến đổi khí hậu.

Đồng thời, cần tăng cường liên kết trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sông; xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt; thích ứng với biến đổi khí hậu. Liên kết phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thị trường lao động chung của vùng gồm Trung tâm đại học - đào tạo nghề, trung tâm công nghiệp - dịch vụ nền tảng của thị trường lao động.

“Cần hoàn thiện cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM và đầu tư phát triển TP.HCM để giữ vững vai trò đầu tàu của vùng và cả nước, trọng tâm là tổng kết Nghị quyết 54 của Quốc hội, ban hành Nghị quyết thay Nghị quyết 54 với những cơ chế đặc thù, vượt trội. Đồng thời tập trung đầu tư để TP.HCM là trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; trung tâm logistics; trung tâm khoa học và đổi mới sáng tạo; là trung tâm chăm sóc sức khỏe, đào tạo nhân lực khu vực và quốc tế; triển khai Chương trình chuyển đổi số TP.HCM”, ông Phan Văn Mãi cho biết thêm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Trong khuôn khổ chuyến du đấu tiền mùa giải 2025/26, Arsenal có màn khởi động ấn tượng khi vượt qua AC Milan với tỷ số 1-0 trong trận giao hữu diễn ra tại sân vận động Quốc gia Singapore. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi bởi Bukayo Saka - ngôi sao vừa trở lại sau kỳ nghỉ hè, đánh dấu ngày tái xuất đầy ấn tượng của tiền vệ người Anh.

Tin khác

Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Bộ Tổng tham mưu vừa có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở tỉnh Nghệ An; Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng máy bay trực thăng cứu hộ khi có lệnh.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.
Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở miền núi Nghệ An đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương phải di dời người dân đến nơi an toàn.
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Theo Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2025 - 2027 tối đa 1,28% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco, dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới và tiến hành nhiều hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22/7-30/7.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động