Cần bổ sung tiêu chí trường công lập, tỷ lệ khoa học công nghệ trong GRDP và vai trò của truyền thông
Toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội |
Là đảng viên, từng công tác trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Đảng, sau khi đọc bản dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2025-2030), điều đầu tiên tôi cảm nhận Tổ soạn thảo, Thành ủy Hà Nội đã thấm nhuần được quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về soạn thảo báo cáo chính trị không được dài dòng, lê thê mà phải có trọng tâm, trọng điểm, rõ ràng, súc tích, dễ hiểu, như là “văn bia” thể hiện tất cả nội hàm vào dự thảo. Vì thế, với một Đảng bộ rất lớn như Hà Nội, là một trong hai đầu tàu kinh tế đất nước, nhưng dự thảo Báo cáo chính trị chỉ có 72 trang là một đột phá lớn.
Trên cơ sở đó, tôi cơ bản đồng tình với cách kết cấu, nội dung, các phần, các điểm nhấn, các mục tiêu và phương hướng như dự thảo báo cáo chính trị đã đề cập.
Để dự thảo thực sự báo quát hết bức tranh kinh tế - xã hội và những chuyển động của thế giới, thời cuộc cũng như những quan điểm lớn mà Đảng ta đang triển khai; người dân đang quan tâm về những vấn đề thiết thực của đời sống. Tôi xin bổ sung một số góp ý như sau:
Thứ nhất: Phần những giải pháp trọng tâm - mục 4: Về phát triển hệ thống giáo dục - nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… phần này đang thiếu nội dung về đề cập xây dựng hệ thống trường công.
Như chúng ta đều biết, gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chưa bao giờ Hà Nội phát triển như hiện nay. Song đi liền với đó là tăng dân số ở mức cơ học, dẫn đến tình trạng thiếu trường công nghiêm trọng. Thu nhập của đại bộ phận người dân không cao, nên bắt buộc con em phải được vào học trường công bằng mọi cách dẫn đến việc tăng chi phí học thêm (lẽ ra học trường công là quyền chính đáng của mỗi học sinh). Vì vậy, hiện tại nước ta nói chung, Thủ đô nói riêng đã thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi liền đó có rất nhiều trụ sở dôi dư.
Vì vậy, kiến nghị Ban soạn thảo ghi thêm vào dự thảo Báo cáo chính trị nội dung: “Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đáp ứng hệ thống trường công lập cho con em học tập, trên cơ sở thu hồi tối đa các dự án quy hoạch treo, lâu năm không triển khai; các trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị để cải tạo, xây mới trường học. Hà Nội phải là Thủ đô xã hội chủ nghĩa đi đầu về giáo dục - đào tạo”.
Đồng thời, bổ sung vào phụ lục 2, mục những chỉ tiêu về xã hội: Phấn đấu mỗi năm, toàn Thành phố; đặc biệt khu vực nội thành có ít nhất 10 trường công lập trở lên đi vào hoạt động.
Có tiêu chí, mục tiêu rõ ràng trong dự thảo báo cáo chính trị, Thành phố mới giải quyết được bài toán thiếu trường, thiếu lớp như hiện tại.
Thứ hai: Khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57 về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cùng với các nghị quyết về kinh tế tư nhân… coi đây là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, Thành ủy Hà Nội đã lập Ban chỉ đạo và tôi được biết Thành phố Hà Nội đưa Khu công nghệ cao Hòa Lạc thành “quả đấm thép”. Song trong dự thảo Báo cáo chính trị chưa khúc triết về câu từ nội hàm này. Vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm: “Khoa học công nghệ phải trở thành động lực tăng trưởng mới của Thủ đô”. Cùng đó, tại Phụ lục 2: Chỉ mới đề cập chỉ tiêu giai đoạn 2025-2030 kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP. Tôi đề nghị thêm “đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chiếm 50% GRDP”.
Thứ Ba, từng công tác trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, tôi nhận thấy trong bất luận xã hội nào, thể chế chính trị nào vai trò của mặt trận thông tin cũng đặc biệt quan trọng. Đặt trong bối cảnh thể chế của nước ta đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, đang trong quá trình đổi mới lần thứ 2 để đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới, trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch - vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền (báo chí) càng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong dự thảo báo cáo chính trị, tôi chưa thấy đề cập về nội dung thông tin - báo chí.
Vì vậy, tôi đề đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung: “Xây dựng các cơ quan báo chí Thủ đô tinh, gọn, mạnh đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy để đáp ứng nhu cầu truyển thông trong giai đoạn mới. Thành phố sẽ có cơ chế, chính sách về tài chính để các cơ quan báo chí hoạt động hiệu quả”.
Là một đảng viên, cán bộ nghỉ hưu, là công dân của Thủ đô Hà Nội Anh hùng, tôi hy vọng và tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Hà Nội anh hùng của chúng ta sẽ có bước đột phá mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội nhiệm kỳ tới.
Đặng Hồng (đảng viên, cán bộ hưu trí tại Vĩnh Hồ, phường Đống Đa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô
Tin khác

Hà Nội cần tiếp tục tính tiên phong trong công tác xây dựng Đảng; hệ thống chính trị hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 16/07/2025 16:24

Phát huy trí tuệ toàn dân trong hoạch định đường hướng phát triển
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 16/07/2025 14:45