-->
Di tích văn hóa Đông Sơn:

Cần bảo tồn nguyên trạng

(LĐTĐ) Ngày 22/10, Viện Khảo cổ - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức buổi công bố báo cáo sơ bộ kết quả công tác thăm dò, khai quật nghiên cứu khảo cổ học cụm di chỉ Vườn Chuối  thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nơi có những di tích mang đặc trưng của giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Các nhà khoa học đã đề xuất ba phương án bảo tồn, trong đó, việc bảo tồn nguyên trạng toàn bộ cụm di chỉ Vườn Chuối được cho là vô cùng cần thiết.
can bao ton nguyen trang Đô thị hóa và bài toán bảo tồn di dích
can bao ton nguyen trang Bảo vệ khẩn cấp nơi cư dân Hà Nội sống cách hơn 1000 năm trước Công nguyên
can bao ton nguyen trang
Di chỉ Vườn Chuối thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (ảnh: T.P)

Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, trong các văn liệu khảo cổ học và dân gian truyền miệng, còn có những tên gọi khác là Gò Mả Phượng, Gò Dền Rắn, Gò Chùa Gio, Gò Cây Muỗng, Gò Mả Đống, Gò Chiền Vậy...

Dẫu với tên gọi nào, nó vẫn là một địa danh nổi tiếng và khá quen thuộc trong giới khảo cổ học Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Di chỉ Vườn Chuối là một trong số rất ít các di tích có sự phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn văn hóa từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.

Cụm di chỉ Vườn Chuối được các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Đợt khai quật mới nhất bắt đầu từ tháng 5/2019 đến nay. Đặc biệt, trong các đợt khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện 15 mộ táng đều là mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn với hai loại mộ huyệt đất và mộ quan tài gốm.

Đợt thăm dò, khai quật này cũng phát hiện thêm các loại hình di tích sinh hoạt cư trú như: Các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc… thuộc nhiều giai đoạn văn hóa khác nhau từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.

Cụm di chỉ Vườn Chuối được các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Đợt khai quật mới nhất bắt đầu từ tháng 5/2019 đến nay. Đặc biệt, trong các đợt khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện 15 mộ táng đều là mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn với hai loại mộ huyệt đất và mộ quan tài gốm. Đợt thăm dò, khai quật này cũng phát hiện thêm các loại hình di tích sinh hoạt cư trú như: Các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc… thuộc nhiều giai đoạn văn hóa khác nhau từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.

Công tác khai quật ở địa điểm Vườn Chuối trong năm 2019 được tiến hành với hai hố khai quật. Kết quả thu được qua đợt thăm dò khai quật ghi nhận cụm di chỉ Vườn Chuối là một cụm di chỉ cư trú kết hợp mộ táng. Cùng kết quả từ các lần khai quật trước, các hố thăm dò, khai quật ở gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng lần này đã góp thêm nhiều tư liệu góp phần làm rõ hơn giá trị lịch sử văn hóa của cụm di tích Vườn Chuối và thời Tiền Sơ sử ở khu vực thành phố Hà Nội. Tại địa điểm Vườn Chuối địa tầng di tích tồn tại 3 lớp văn hóa khác nhau là Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.

Do đặc điểm cư trú ở các giai đoạn khác nhau từ sớm đến muộn có sự chuyển dịch từ phía bắc xuống phía nam nên sự phân bố địa tầng văn hóa ở mỗi giai đoạn từ Đồng Đậu đến Đông Sơn cũng có sự chuyển dịch, hầu như chưa tìm thấy vị trí nào có sự phát triển liên tục cả 3 giai đoạn như đã phát hiện ở một số địa điểm khác.

Độ dày tầng văn hóa cũng có sự khác biệt giữa các vị trí, dày hơn ở các khu vực trung tâm hoặc ở những khu vực địa hình trũng hơn trong khu trung tâm, ngược lại tầng văn hóa mỏng hơn khi phân bố về phía chân gò.

Theo giáo sư, tiến sĩ Lâm Mỹ Dung, chuyên gia khảo cổ học đã khai quật tại di chỉ Vườn Chuối, khi đào rộng hố khai quật, các nhà khoa học phát hiện một số hiện vật mộ táng thu được còn ở tình trạng tốt, có thể đủ điều kiện làm ADN, xác định niên đại.

Trong đợt khai quật này, các nhà khảo cổ thu được 15 mộ, đều là mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn với hai loại: Mộ huyệt đất và mộ quan tài gốm. Ngoài ra, các nhà khảo cổ phát hiện 7 mộ hiện đại.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thêm các loại hình di tích sinh hoạt cư trú như các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, thu được hơn 1.000 hiện vật đá với các loại công cụ lao động, đồ trang sức và các loại hiện vật khác gồm: Rìu, bôn, đục, bàn mài, chì lưới, mảnh vòng, mảnh khuyên tai, hạt chuỗi...; khoảng 40 hiện vật đồ đồng gồm rìu, dao, kim, lưỡi câu… Đồ gốm tìm thấy đều là gốm mảnh thuộc các loại hình nồi, vỏ, bát… thuộc các giai đoạn từ Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn và muộn hơn.

Ngoài ra, những tư liệu thu được từ đợt thăm dò, khai quật ở cụm di chỉ Vườn Chuối lần này và tư liệu từ các đợt khai quật trước đã góp thêm tư liệu nghiên cứu về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một nhóm cư dân Tiền Đông Sơn - Đông Sơn ở một không gian khu vực cụ thể.

Nghiên cứu những di tích, di vật ở cụm di chỉ Vườn Chuối ghi nhận các cư dân cổ Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn đã nắm vững và phát huy đến trình độ rất cao những nghề thủ công chế tác đồ đá, đồ gốm, đồ gỗ, nấu đúc kim loại đồng, xe sợi dệt vải…

Trước những kết quả khả quan đạt được, tại buổi báo cáo các nhà khoa học cũng đã đề xuất các phương án bảo tồn. Cụ thể, cần bảo tồn nguyên trạng toàn bộ cụm di chỉ Vườn Chuối gồm khu vực Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng, đồng thời khoanh vùng khu vực bảo tồn bằng các mốc giới, không xây dựng bất kỳ công trình kiến trúc nào trong khu vực di tích.

Trong phạm vi khu vực bảo tồn, các cơ quan chuyên môn tiếp tục thăm dò, khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích và xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa; dành một phần diện tích di chỉ Vườn Chuối để thực hiện việc dựng bia giới thiệu về cụm di chỉ khảo cổ học, tiến hành xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng khi đủ điều kiện.

Thông báo cho các đơn vị Chủ đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.5 và chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hóa; Bảo tồn 6.000m2 nửa phía Đông di chỉ, tiến hành khai quật nghiên cứu 6.000m2 nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối. Đồng thời với việc khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích là xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa.

Ngoài ra, đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng, chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hóa.

Theo ông Nguyễn Gia Đối - Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ, với giá trị lịch sử văn hóa to lớn đã được chứng thực qua nhiều lần khai quật nghiên cứu từ trước đến nay, cụm di chỉ Vườn Chuối xứng đáng được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa và xếp hạng là di tích khảo cổ học của thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Thông, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoài Đức đưa ý kiến: “Di chỉ Vườn Chuối bắt đầu khai quật từ năm 1969. Trải qua 8 lần khai quật, nếu chúng ta có kết quả, khoanh vùng bảo vệ trước khi các dự án triển khai thì việc thực hiện phương án bảo tồn toàn vẹn rất dễ”.

Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học đánh giá, di vật thu được có ý nghĩa quan trọng, giá trị thu được trong đợt khảo cổ này cũng có giá trị lớn cho giới nghiên cứu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động