-->

Cảm biến thế hệ mới giúp “nhìn trộm” vào trong cơ thể

Các nhà khoa học đã chế tạo được loại cảm biến có thể nuốt vào bụng, cảm biến gắn trên răng và cảm biến tự tiêu hủy.
cam bien the he moi giup nhin trom vao trong co the Samsung Galaxy S10: Có tên mã "Beyond", cảm biến vân tay dưới màn hình, camera 3D
cam bien the he moi giup nhin trom vao trong co the 100 triệu smartphone sở hữu cảm biến vân tay tích hợp dưới màn hình vào năm 2019

Vô vàn vi khuẩn, phân tử và hóa chất khác nhau trong cơ thể để lại nhiều manh mối quan trọng về sức khỏe chúng ta, do đó làm sao khai thác các thông tin này một cách nhanh và hiệu quả là mục tiêu lâu nay của giới khoa học.

Ba loại cảm biến được công bố mới đây nằm trong hướng nghiên cứu đó: cảm biến nuốt được giúp cảnh báo về những bất thường trong ruột, cảm biến cấy ghép để theo dõi mức độ lành lại của vết thương, và cảm biến gắn vào răng bạn để theo dõi tình trạng răng miệng.

cam bien the he moi giup nhin trom vao trong co the
Loại cảm biến nuốt được này bên trong có chứa các vi khuẩn, được lập trình để cảm nhận sự chảy máu trong ruột, và gửi thông tin đó ra ngoài qua sóng vô tuyến. Ảnh: Lillie Paquette, MIT.

Cảm biến ruột có kích cỡ nắp bút, chứa đầy một loại vi khuẩn đã được biến đổi gien để dò ra heme - chất phức hợp trong máu và sẽ phát sáng khi tiếp xúc với nó. Đầu dò cảm biến nhận ra ánh sáng này và gửi thông báo tới một ứng dụng điện thoại thông minh. Trong tương lai, cảm biến này sẽ mở rộng phạm vi nhận biết sang các hợp chất khác.

Cảm biến ruột vẫn chỉ được thử nghiệm trên lợn theo nghiên cứu được công bố tuần qua trên tạp chí Science , nhưng tiềm năng của nó hứa hẹn một biện pháp ít “xâm lược” hơn khi muốn quan sát bên trong cơ thể, cũng như kiểm tra các vấn đề của dạ dày và hệ tiêu hóa. "Hãy hình dung bạn đã hơn 50 tuổi và sắp phải nội soi đại tràng theo yêu cầu bác sĩ, nhưng thay vào đó, bạn chỉ cần nuốt một viên thuốc để nhận ra mọi dấu hiệu nhiễm trùng sớm", theo trưởng nghiên cứu Timothy Lu - chuyên gia sinh học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Một loại cảm biến khác là “thuốc kỹ thuật số”, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép năm ngoái, cảm biến trong viên thuốc này báo về ứng dụng điện thoại thông minh chỉ vài phút sau khi bệnh nhân uống thuốc. Loại cảm biến giúp đo khí trong dạ dày và ruột cũng đang được thử nghiệm.

Nhóm nghiên cứu ở MIT rất muốn thử nghiệm trên người, nhưng vướng vấn đề kích thước: viên thuốc cần nhỏ hơn 33% để tăng tốc độ lưu chuyển trong cơ thể, và làm sao để bác sĩ có thể theo dõi được vị trí của nó một cách chính xác, các nhà nghiên cứu nói với tờ Stat News .

cam bien the he moi giup nhin trom vao trong co the
Sơ đồ bên trong viên thuốc chứa cảm biến đo khi. Ảnh: Đại học RMIT.

Gạt vấn đề của dạ dày sang một bên, một loại cảm biến khác sẽ giúp chúng ta đối phó với chấn thương vật lý. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Electronics vào tuần trước , các nhà khoa học đã thiết kế được cảm biến trị liệu vật lý dưới dạng cấy ghép.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó tự tiêu hủy nên không cần phải phẫu thuật để lấy ra. Cảm biến bằng một loại cao su, dài gần 8.5 mm và được thiết kế đặc biệt cho trị liệu chấn thương gân, theo lời Paige Fox , đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư phẫu thuật tái tạo ở Đại học Stanford.

Chấn thương gân đòi hỏi phải chữa trị cẩn thận. Gân không được nhiều máu nuôi dưỡng, nó lành lại chậm chạp và để lại sẹo thay vì tái tạo một gân khỏe mạnh khác. Các chấn thương gân nghiêm trọng thường bắt buộc phẫu thuật để chữa dứt điểm, và lúc khâu gân là thời điểm cảm biến sẽ được cấy ghép.

Nó đo sức căng cũng như áp lực lên gân, và giúp bệnh nhân tương tác với các chương trình phục hồi sức khỏe, Fox nói. Thay vì nhắc bằng những từ thuần chuyên môn, chẳng hạn "vận động tay ở mức 50%" hoặc "gập góc 30 độ", ứng dụng di động sẽ nhận số liệu từ cảm biến và đưa ra phản hồi hữu ích cũng như dễ hiểu hơn hẳn, chẳng hạn bệnh nhân sẽ được nghe câu “xin co tay mạnh hơn một chút”.

Công nghệ này mới được thử nghiệm trên chuột và cho kết quả khả quan (việc cấy ghép trên lưng chuột không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào và cảm biến tự tiêu hủy sau đó).

Xuất hiện sớm nhất là loại cảm biến gắn trên răng. Được chế tạo bởi các kỹ sư sinh học ở Đại học Tufts, nó trông giống như miếng dán nhỏ xíu màu vàng. Ba lớp cảm ứng khác nhau làm việc cùng một lúc để nhận biết hóa chất trong nước bọt. Thông tin sau đó được gửi đến điện thoại di động qua ứng dụng riêng. Khi thử nghiệm trên người, cảm biến này đã phát hiện thành công đường, rượu và muối trong miệng, theo nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Advanced Materials Tchnologies.

cam bien the he moi giup nhin trom vao trong co the
Cảm biến gắn trên răng có thể theo dõi lượng đường, rượu và muối bạn đưa vào miệng hàng ngày. Ảnh: Fiorenzo Omenetto

Mặc dù thiết bị cảm biến được coi là rất tiềm năng với người ăn kiêng, nó vẫn chưa đủ nhạy để xác định lượng calo, theo Fiorenzo Omenetto , kỹ sư sinh học và là chủ trì nghiên cứu. Nhóm của ông quan tâm hơn vào việc sử dụng cảm biến ở răng để điều trị bệnh tật.

Trong thành phần nước bọt chứa nhiều hormone có thể tiết lộ các thông tin về sức khỏe theo thời gian thực tế, hoặc được sử dụng để chẩn đoán nhiều loại bệnh từ ung thư miệng đến tiểu đường . Thách thức tiếp theo là phải thay đổi vật liệu nhằm giúp cảm biến nhận biết phạm vi rộng và chính xác hơn, Omenetto nói.

Vẫn còn sớm để đưa các nghiên cứu trên vào thực tế, nhưng rõ ràng chúng ta đang tiến một bước gần hơn đến công nghệ khám phá cơ thể qua những cảm biến tinh vi siêu nhỏ.

Theo Tùng Anh/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Nhờ ưu điểm tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với mọi nhu cầu một điểm chạm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, các hệ sinh thái doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng toàn cầu trong thời gian tới.
7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024

7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024

(LĐTĐ) Hội đồng giám khảo giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024 đã chọn được 71 sản phẩm, giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam xuất sắc để trao giải thưởng Top 10 ở 8 hạng mục. Căn cứ vào tiêu chí của giải thưởng và chất lượng của sản phẩm, Ban Tổ chức đã trao 7 giải Vàng, 8 giải Bạc và 9 giải Đồng cho những đơn vị xuất sắc nhất.
Máy giặt AI độc đáo: "Giặt" cơ thể và tâm trí trong 15 phút!

Máy giặt AI độc đáo: "Giặt" cơ thể và tâm trí trong 15 phút!

(LĐTĐ) Nếu bạn là người luôn bận rộn và không có đủ thời gian để thư giãn, thì chiếc máy giặt AI độc đáo này chính là giải pháp hoàn hảo để bạn có thể "giặt" sạch cả cơ thể lẫn tâm trí chỉ trong 15 phút!
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion

Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion

(LĐTĐ) Các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales (UNSW), Úc, vừa công bố bước tiến mới với công nghệ pin proton – một giải pháp thay thế tiềm năng cho pin lithium-ion. Dựa trên vật liệu hữu cơ tiên tiến, loại pin này hứa hẹn cách mạng hóa lĩnh vực lưu trữ năng lượng.
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

(LĐTĐ) Các nhà khoa học đang thử nghiệm một giải pháp thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhằm tạo ra phương án dự phòng khẩn cấp cho những tình huống tín hiệu GPS của máy bay bị nhiễu hoặc gián đoạn. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống điều hướng trên không, giúp các phi công duy trì khả năng điều khiển trong những tình huống khẩn cấp.
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia 2024 (Techfest Việt Nam 2024), chiều 26/11, tại Hải Phòng đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo. Sự kiện diễn ra trong ba ngày từ 26-28/11/2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng tổ chức.
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) với chủ đề Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI

Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI

(LĐTĐ) Apple dự kiến sẽ ra mắt một thiết bị nhà thông minh hoàn toàn mới vào tháng 3/2025, mang tên mã J490. Thiết bị này tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), màn hình 6 inch cảm ứng, camera, pin sạc, và loa tích hợp, cho phép người dùng gắn lên tường hoặc đặt ở các bề mặt trong nhà.
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh

Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh

(LĐTĐ) Google đang tiến hành thử nghiệm một tính năng mới cho phép người dùng đặt câu hỏi bằng giọng nói, và nhận câu trả lời ngay lập tức, mở ra trải nghiệm tìm kiếm liền mạch, đặc biệt trên thiết bị di động. Tính năng mới này được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể khả năng tìm kiếm bằng giọng nói của Google, giúp người dùng dễ dàng đặt các câu hỏi tiếp nối mà không cần phải khởi động lại quá trình tìm kiếm.
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người

Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người

(LĐTĐ) Giáo sư Sebastian Seung từ Đại học Princeton (Mỹ), một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực não bộ và AI, nhận định rằng nhờ AI, việc lập bản đồ hoàn chỉnh bộ não con người đã trở thành khả thi trong một tương lai không xa. Theo ông, nếu không có AI, nhân loại sẽ phải mất tới 50.000 năm để giải mã toàn bộ cấu trúc phức tạp của bộ não.
Xem thêm
Phiên bản di động