--> -->

Cách phòng tránh sốc nhiệt, say nắng trong mùa hè

Miền Bắc đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt và rất dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, say nắng. Để giúp người dân, nhất là những công nhân lao động có thêm kiến thức giúp mình phòng tránh và sơ cứu khi gặp người bị sốc nhiệt, say nắng, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, về chủ đề này.
Chuyên gia chỉ cách bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng Nắng nóng kéo dài: Làm gì để bảo vệ sức khỏe? Những "tuyệt chiêu" phòng tránh sốc nhiệt, tránh gặp nguy mùa nắng nóng

PV: Xin bác sĩ cho biết sốc nhiệt là gì?

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi: Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể đạt mức 40°C hoặc cao hơn.

Cơ thể chúng ta có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức cân bằng, quanh 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể chúng ta sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết giữ thân nhiệt như thở nhanh, dãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt trong cơ thể,... Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả, khi nhiệt độ tăng lên trên 41 độ C kéo dài, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận và đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.

Cách phòng tránh sốc nhiệt, say nắng trong mùa hè
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai.

PV: Vậy những đối tượng nào sẽ có nguy cơ gặp sốc nhiệt nhiều nhất thưa bác sĩ?

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi: Các đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với sốc nhiệt là những người phải làm việc trong điều kiện môi trường nắng nóng như người nông dân làm việc trên cánh đồng, người công nhân làm việc trên lò cao, các vận động viên thi đấu, luyện tập dưới điều kiện nắng nóng…

Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhiều nhân viên y tế vừa phải chiến đấu với dịch Covid-19 trong điều kiên nắng nóng, vừa phải mặc những bộ quần áo chống dịch lại không được bật điều hòa khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, là nguyên nhân gây ra say nắng, sốc nhiệt.

Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Thanh thiếu niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt.

Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt cũng như không mấy chú tâm đến chúng, hoặc họ có thể cảm thấy ngại khi than phiền về việc cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao.

PV: Thưa bác sĩ, những dấu hiệu nào cho thấy một người đang bị sốc nhiệt? Và cách sơ cứu khi gặp người sốc nhiệt như nào thưa bác sĩ?

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi: Đối với những người đang bị sốc nhiệt, thì dấu hiệu đầu tiên nhận thấy là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng dần, tăng dần đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu.

Bên cạnh đó, mọi người có thể gặp phải các triệu chứng khác của sốc nhiệt, bao gồm: Đau đầu; chóng mặt và choáng váng; da đỏ, nóng và khô; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn và ói mửa; nhịp tim nhanh; thở nhanh, thở nông. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê…

Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân. Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân, nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể khám, đánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch...

PV: Nếu không xử lý kịp thời thì sốc nhiệt có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc với sức khỏe. Vậy làm thế nào để phòng tránh sốc nhiệt thưa bác sĩ?

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi: Trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải ở lâu ngoài trời, thì cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất. Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời.

Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước. Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 - 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể.

Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, mọi người nên tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh có tác dụng thanh nhiệt. Khi mới ở nơi nắng nóng, nhiệt độ cao về nhà mọi người không nên tắm ngay bằng nước lạnh, nên nghỉ ngơi để cơ thể hạ nhiệt độ, uống bù lại nước, để ráo mồ hôi. Sau khi tắm xong cũng không nên vào ngay phòng điều hòa để nhiệt độ quá thấp.

Riêng đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao không nên qua lại giữa môi trường nóng - lạnh đột ngột, đặc biệt chú ý khi sử dụng điều hòa, không để nhiệt độ chênh lệch quá cao so với môi trường bên ngoài rất dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Chúng ta chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa ở khoảng 27 độ, những ngày quá nóng nên để nhiệt độ chênh lệch với môi trường bên ngoài tối đa là 10 độ C.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Minh Khuê (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa nhận kết quả bước đầu tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024. Theo đó, học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết. Kết quả chi tiết về điểm số và xếp hạng sẽ được công bố vào cuối năm 2025.
9 dự án của học sinh Việt Nam tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

9 dự án của học sinh Việt Nam tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

9 dự án xuất sắc trong Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 đã được lựa chọn tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF) năm 2025.
Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung, thiết kế điều riêng quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin, big data, trí tuệ nhân tạo; có các quy định mang tính nguyên tắc để tạo kết nối liên thông về cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quy hoạch.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Chung kết Hội khỏe cán bộ, giảng viên, người lao động các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội

Chung kết Hội khỏe cán bộ, giảng viên, người lao động các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội

Ngày 10/5, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Long Biên sôi nổi diễn ra vòng chung kết Hội khỏe cán bộ, giảng viên, người lao động khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội năm 2025 do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.

Tin khác

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Người phụ nữ 61 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng sau khi tiêm khớp vai tại một phòng khám tư.
Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Cùng với chính sách miễn học phí đang chuẩn bị được thực hiện, chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí cho toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035 sẽ là bước tiến lớn hướng tới công bằng, mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội và được nhiều người dân mong đợi.
Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Liên quan đến vụ việc người nhà bệnh nhi hành hung nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ), Bộ Y tế vừa có thông tin người nhà bệnh nhi đã xin lỗi nhân viên y tế và cơ quan chức năng đã đề nghị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Trong chiều 7/5, bé trai bị xe ba bánh cán qua người ở Nam Định sẽ được chuyển từ Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa đến Trung tâm Ngoại tổng hợp để tiếp tục được theo dõi và chăm sóc. Theo Bệnh viện, nếu trẻ tiếp tục tiến triển tốt, dự kiến sẽ được ra viện trong 3-5 ngày tới.
Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có Công văn số 960/ATTP-NĐTT về việc hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Giữa thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiều người lựa chọn "trú ẩn" trong môi trường điều hòa cả ngày. Tuy nhiên, ngồi máy lạnh quá lâu, đặc biệt khi chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong và ngoài phòng, có thể dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt - một vấn đề sức khỏe không thể xem nhẹ.
Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Trước câu hỏi về những lỗ hổng trong chính sách, pháp luật khiến cho những sản phẩm giả tồn tại trên thị trường trong thời gian dài, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định: "Ngành y tế đã làm hết trách nhiệm khi đã ban hành đầy đủ quy định liên quan".
Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết ước tính với 100 triệu dân hiện nay và chi phí mỗi lần khám sức khỏe khoảng 250.000 đồng, ngân sách cần bố trí khoảng 25.000 tỷ đồng/năm để thực hiện chính sách khám sức khỏe định kỳ.
Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã nhận trách nhiệm để xảy ra vụ việc không cấp cứu bé trai bị tai nạn do chưa nộp đủ tiền, đồng thời đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh làm rõ vụ việc.
Xem thêm
Phiên bản di động