Cách ly xã hội không phải là phong tỏa, người dân không nên quá hoang mang
Cách ly không phải là phong tỏa đất nước
Ngày 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Việt Nam sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhận được sự quan tâm của đông đảo của người dân. Theo ghi nhận, hầu hết người dân trên địa bàn Hà Nội đều ủng hộ và cho rằng đây là quyết định cần thiết trong thời điểm cao điểm chống dịch Covid -19.
Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ, rất nhiều người bắt đầu hoang mang, lo lắng, hiểu sai về lệnh cách ly xã hội. Nhiều người cho rằng cách ly xã hội có nghĩa là phong tỏa, “đóng băng” hoàn toàn các hoạt động diễn ra hằng ngày.
Nhiều người hiểu nhầm cách ly xã hội là không được ra khỏi nhà nên đã tích trữ đồ ăn (Ảnh:K.Tiến) |
Chị Nguyễn Thị Thảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, sau khi có thông tin bắt đầu từ ngày 1/4 sẽ bắt đầu thực hiện lệnh cách ly xã hội thì chị đã nhanh chóng đi siêu thị để mua đồ tích trữ. “Tôi sợ sáng mai, sau khi thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội thì tất cả thành phố sẽ bị phong tỏa, không được ra ngoài nên cố gắng tích trữ đồ ăn cũng như các đồ dùng cần thiết phục vụ cả nhà trong thời gian 15 ngày sắp tới”, chị Thảo chia sẻ.
Cùng nỗi lo “không được ra khỏi nhà” của chị Thảo, trên rất nhiều diễn đàn, mạng xã hội, nhiều người nháo nhào hỏi nhau về việc đi làm, hay nghỉ. Phần lớn đều thắc mắc công việc hiện tại của họ có thuộc trong diện “nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu” hay không. Nhiều người băn khoăn liệu sắp tới họ có bị bắt buộc phải làm việc tại nhà hay vẫn có thể đi đến cơ quan hoặc sẽ được cho nghỉ.
Lý giải rõ hơn các yêu cầu trong Chỉ thị vừa được Thủ tướng ban hành, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Người phát ngôn Chính phủ, khẳng định yêu cầu cách ly xã hội không phải là phong tỏa đất nước như một số quốc gia đã làm.
Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, Chính phủ sẽ đưa ra các khuyến cáo, yêu cầu ở mức độ phù hợp. Dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, các yêu cầu, chỉ đạo sẽ ở cấp cao hơn. Nếu dịch vẫn tiếp tục diễn biến xấu, lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì phải có sắc lệnh cao hơn và nghiêm ngặt hơn nữa.
Hiểu đúng và hành động đúng
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhấn mạnh, đây là những dự lệnh, những khuyến cáo, hạn chế, yêu cầu mà lãnh đạo Chính phủ đưa ra, chưa phải lệnh cấm. Chính phủ luôn chuẩn bị sẵn mọi phương án. Nếu thấy tình hình bùng phát sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền, báo cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ vẫn đồng ý cho nhà máy, phân xưởng hoạt động nhưng yêu cầu cán bộ văn phòng, cơ quan hành chính Nhà nước, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.
Siêu thị vẫn đầy ắp thực phẩm, người dân Hà Nội không lo thiếu hàng |
Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong chiều 31/3, trên địa bàn Hà Nội, các cơ quan, đơn vị đã đồng loạt đưa ra thông báo về việc thực hiện các biện pháp cấp bách chống dịch. Đơn cử, trên địa bàn quận Đống Đa, Chủ tịch UBND quận ông Võ Nguyên Phong đã giao nhiệm vụ cho tất cả các phường, cử các tổ phòng chống dịch và tổ công tác đi xuống tuyên truyền người dân không hoang mang.
“Đây không phải cấm tuyệt đối, người dân vẫn được đi mua lương thực thực phẩm và đồ thiết yếu. Siêu thị, cửa hàng tiện ích, hàng rau hoa quả... vẫn mở cửa để phục vụ bà con”, ông Võ Nguyên Phong cho hay.
Theo ông Hà Phú Bình (Chủ tịch UBND phường Trung Tự, quận Đống Đa), thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh việc thông tin, tuyên truyền đến người dân hiểu đúng, phường cũng đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện. “Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, phường cũng đã yêu cầu người dân tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình và gia đình và tham gia có trách nhiệm trong hoạt động phòng chống dịch của cơ quan chức năng”.
Có thể thấy, thông tin cách ly toàn xã hội 15 ngày, cả nước cùng cách ly tại nhà 15 ngày vẫn đang là đề tài được người dân quan tâm nhất trong thời điểm này. Bên cạnh sự ủng hộ, đồng tình thì mỗi người hãy là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống Covid-19. Hãy hiểu đúng, hành động đúng, và chung tay quyết tâm phòng chống dịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07