-->

Các ứng viên đại biểu Quốc hội vận động bầu cử trực tuyến tại Hoàng Mai và Gia Lâm

Sáng 11/5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV, thuộc đơn vị bầu cử số 4 thành phố Hà Nội đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm để trình bày chương trình hành động, vận động bầu cử theo luật định. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 36 điểm cầu các xã, phường, thị trấn, với 1.640 cử tri tham dự. Các đại biểu dự hội nghị đều thực hiện đúng quy định về công tác phòng, chống Covid-19.
Ứng viên đại biểu Quốc hội vận động bầu cử tại huyện Thanh Oai Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Thành phố đang kiểm soát tốt dịch Covid-19 Hiệu quả tuyên truyền bầu cử qua hệ thống loa lưu động

Đơn vị bầu cử số 4 gồm 5 ứng cử viên đại biểu Quốc hội, gồm các ông, bà: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Đặng Minh Châu (Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm), Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội; Vũ Thị Lưu Mai, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội; Lưu Hồng Quang, Phó Bí thư Đoàn thanh niên cơ quan Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; Nguyễn Thị Phương Thuý, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Đại Mỗ A (quận Nam Từ Liêm).

Dự hội nghị tiếp xúc có: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Phùng Thị Hồng Hà.

undefined
Ứng cử viên Đinh Tiến Dũng trình bày chương trình hành động. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Sau khi Ban Tổ chức trình bày tiểu sử tóm tắt của người ứng cử, các ứng viên lần lượt trình bày chương trình hành động của mình trước cử tri. Điểm chung của các chương trình hành động là các ứng viên đều cam kết sẽ gắn bó mật thiết với cử tri, phản ánh trung thực ý kiến của cử tri và cam kết sẽ bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.

Nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Trình bày chương trình hành động với cử tri, ông Đinh Tiến Dũng chia sẻ, trong suốt quá trình công tác, trải qua nhiều cương vị khác nhau và dù trên cương vị nào cũng thường xuyên rèn luyện, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XV, ông Đinh Tiến Dũng cam kết thực hiện chương trình công tác với 8 nội dung cụ thể. Trước hết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống của người đảng viên, người đại biểu của nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, thường xuyên giáo dục, nhắc nhở người thân, những cộng sự chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có quan hệ tốt với người dân ở khu dân cư và nơi làm việc…

Tiếp tục đi sâu, đi sát cơ sở, gần dân, sát dân, gắn bó với nhân dân; tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; đổi mới, thường xuyên gắn bó, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, với cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng; thu thập, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của nhân dân, cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan.

undefined
Đại biểu tham dự đều đảm bảo đầy đủ các yếu tố trong công tác phòng, chống Covid 19. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Ông Dũng khẳng định sẽ đề xuất với Quốc hội tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế nhằm đáp ứng được yêu cầu đề ra, tạo hành lang pháp lý góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước và của Thủ đô Hà Nội. Tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước với trách nhiệm vì lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân gắn với phát triển Thủ đô Hà Nội.

Với cương vị người đứng đầu Đảng bộ Thành phố, ông Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh trong công tác cải cách hành chính, xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đề cao tính nêu gương, đặc biệt là người đứng đầu, gắn bó mật thiết với nhân dân, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và văn hóa ứng xử với người dân, doanh nghiệp…

Ông Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô và nông thôn. Triển khai hiệu quả, toàn diện các lĩnh vực để Thành phố phát triển nhanh, bền vững, tập trung trọng điểm vào một số lĩnh vực, như: Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường không khí; quản lý, sử dụng tài nguyên; phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu; kiểm soát và xử lý nước thải, rác thải; tạo đột phá về cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường vành đai, đường hướng tâm; cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm...

Luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

Ứng cử viên Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ, chương trình hành động của mình sẽ hướng tới 3 vấn đề lớn (việc quyết định đến những vấn đề quan trọng của đất nước, lập pháp và hoạt động giám sát). Cụ thể, đề xuất với Quốc hội và thành phố Hà Nội để sớm đầu tư phát triển về hạ tầng, chấm dứt quy hoạch treo, xử lý ô nhiễm môi trường. Tiếp tục đề xuất nâng cao các nguồn lực để phát triển việc cải tạo hệ thống sông, cải cách tiền lương, cải cách thủ tục hành chính và đồng hành với người dân trong việc chống lại dịch Covid-19.

undefined
Ứng cử viên Vũ Thị Lưu Mai trình bày chương trình hành động. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Đối với chức năng lập pháp của Quốc hội, bà Mai cho biết, sẽ tiếp tục đề xuất loại bỏ những quy định mang tính cục bộ, có nguy cơ tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm để bảo vệ quyền lợi của người dân; đề xuất sửa đổi chính sách pháp luật về thuế, bãi bỏ các khoản thu bất hợp lý; sửa đổi quy định liên quan cơ chế hợp tác, phối hợp…

Trong chương trình hành động với 4 nội dung chính, ông Lưu Hồng Quang sẽ tập trung bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân, dành nhiều thời gian tiếp xúc để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, giúp việc xây dựng chính sách sát thực tế, đảm bảo tính khả thị.

Ông Lưu Hồng Quang cho biết, sẽ tham gia ý kiến để phát triển đồng bộ giữa đô thị và nông thôn, nhất là hoàn thiện hệ thống công cụ trong quản lý quy hoạch, tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo tính kết nối, rà soát các hệ thống văn bản pháp lý đã ban hành, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị…

Ông Lưu Hồng Quang cũng sẽ đề xuất giải pháp để phát triển các làng nghề trong định hướng xây dựng nông thôn mới, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc để xây dựng các cụm công nghiệp. Tích cực tham gia ý kiến để bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; áp dụng công nghệ mới, phát huy vai trò giám sát cộng đồng trong bảo vệ môi trường…

undefined
Cử tri quận Hoàng Mai phát biểu ý kiến. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Ứng cử viên Nguyễn Thị Phương Thuý cho biết, nếu trúng cử vào đại biểu Quốc hội khóa XV, sẽ tiếp tục góp phần vào quá trình đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả của Quốc hội. Dành nhiều thời gian gắn bó, tạo mối liên hệ với nhân dân để lắng nghe nguyện vọng, tâm tư ở nhiều lĩnh vực để mang tiếng nói của người dân đóng góp vào công tác xây dựng pháp luật sát với thực tiễn.

Với công tác chuyên môn trong giáo dục, bà Thúy cho biết, bản thân sẽ góp tiếng nói của mình với Quốc hội để quan tâm tới giáo dục. Trong đó, ưu tiên việc quy hoạch và phát triển hệ thống trường, lớp đạt chuẩn quốc gia để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh; tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân…

Với vai trò Chủ tịch Công đoàn cơ sở, bà Thúy khẳng định sẽ góp phần nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.

Thực hiện tốt vai trò đại biểu nhân dân

Trong chương trình hành động của mình, ông Đặng Minh Châu (Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm) nêu rõ, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, ông đã thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội cũng như chương trình hành động đã cam kết với cử tri.

undefined
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm trình bày chương trình hành động. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Nhiệm kỳ này, bày tỏ vinh dự khi được ứng cử tại đơn vị bầu cử số 4, nếu được cử trúng cử, ông Đặng Minh Châu cam kết tiếp tục thực hiện tốt vai trò người đại biểu của nhân dân, mang tiếng nói cử tri cũng như đồng bào có đạo đến diễn đàn Quốc hội, góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Ông Châu cũng cam kết, quan tâm, dành nhiều thời gian đóng góp với chính quyền địa phương để đề ra những chính sách phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đoàn kết các tôn giáo, nêu cao tinh thần yêu nước, thực hiện tốt luật tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo. Giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của tôn giáo.

Bên cạnh đó, ông Đặng Minh Châu khẳng định, bản thân sẽ tích cực vận động các tăng ni, tín đồ phật tử, đồng bào có đạo, nhân dân tại các cơ sở thờ tự tiếp tục quan tâm, huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tôn giáo để tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội, nhất trong khi cả nước đang chống dịch Covid-19. Tăng cường đoàn kết với các tôn giáo, đồng bào có đạo để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hướng dẫn tăng ni, phật tự trong việc phát huy đạo đức của phật giáo tạo sự lan tỏa trong giáo dục đạo đức, tư tưởng lối sống cho giới trẻ thông qua các buổi giảng giáo lý, khoá tu tại các chùa…

Tin tưởng sớm khống chế thành công dịch Covid-19

Sau khi nghe 5 ứng cử viên trình bày chương trình hành động, cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm đồng tình, đánh giá cao chương trình hành động của các ứng cử viên, thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt huyết của các ứng cử viên; dù ở các cương vị công tác khác nhau, song các ứng cử viên đều dành thời gian nghiên cứu kỹ về địa bàn mình ứng cử...

undefined
Cử tri quận Hoàng Mai phát biểu ý kiến. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Cử tri quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm tin tưởng, mong muốn các đại biểu trúng cử sẽ phát huy tốt năng lực, trí tuệ, trọng trách của người đại biểu Quốc hội gần dân hơn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, thực sự là chiếc cầu nối phản ánh một cách khách quan, trung thực, những tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri với Quốc hội, đồng thời, đóng góp trí lực của mình cho sự phát triển của đất nước.

Cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm cũng mong muốn nếu trúng cử, các đại biểu Quốc hội sẽ quan tâm, giải quyết những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của 2 đơn vị, nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để xây dựng huyện Gia Lâm thành quận vào năm 2023; quan tâm đầu tư về quy hoạch, hạ tầng giao thông khớp nối đồng bộ, các vấn đề về môi trường... Cử tri cũng tin tưởng, mong muốn Thành phố sớm khống chế thành công đợt dịch Covid-19, góp phần thực hiện "mục tiêu kép".

Thay mặt 5 ứng cử viên đại biểu Quốc hội ứng cử tại đơn vị bầu cử số 4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trân trọng cảm ơn tình cảm, những ý kiến của cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm.

Giải đáp một số vấn đề cử tri đặt ra, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành ủy đang chỉ đạo xây dựng một Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, dự kiến ban hành trong quý II/2020, tập trung vào 3 vấn đề là đất đai, xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý tài nguyên khoáng sản. "Tinh thần chung là nơi nào chưa có quy hoạch thì phải phủ kín quy hoạch, có quy hoạch rồi thì phải quản lý thật tốt... Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vi phạm về quy hoạch, nếu để xảy ra thì xử lý nghiêm", ông Dũng nhấn mạnh.

undefined
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu quận Hoàng Mai. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Về giao thông, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, để góp phần giảm ùn tắc và mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô, mở không gian về thu hút đầu tư, giãn dân, phát triển đô thị… vừa qua, thành phố Hà Nội đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải và Thường trực của 4 tỉnh liên quan để thống nhất trình Chính phủ triển khai dự án đường vành đai 4.

Đối với việc cải tạo các khu chung cư cũ, ông Đinh Tiến Dũng thông tin, Thành phố sẽ dùng ngân sách để kiểm định toàn bộ 1.579 chung cư cũ trên địa bàn. Cách làm cũng phải đổi mới, làm toàn bộ cả khu để tạo thêm không gian cho cảnh quan và môi trường đô thị. Với các vấn đề cử tri quan tâm như môi trường, rác thải, thu hút nhân tài, đào tạo nhân lực chất lượng cao… cũng là những vấn đề lớn mà Thành phố đang rất quan tâm để báo cáo Quốc hội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động