Các dự án BOT: Đề nghị loại bỏ cơ chế mềm
"Không đi qua các trạm thu phí BOT chỉ có nước bay lên trời” | |
Thủ tướng Chính phủ: Yêu cầu xử lý lạm thu tại các dự án BOT | |
Cần giám sát chặt các dự án BOT |
Theo Kiểm toán Nhà nước, trong 5 năm qua đã huy động được trên 170.000 tỉ đồng vốn cho việc đầu tư xã hội hóa của lĩnh vực hạ tầng giao thông. Nhưng, ông Ngô Văn Quý - Trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV (lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở) cho rằng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Trước hết là tính độc quyền của các dự án. Vì hiện nay hầu hết các dự án BOT giao thông đều lựa chọn cầu, đường thuộc tuyến độc đạo để đầu tư.
Ông Quý cũng chỉ rõ sự độc quyền cho nhà đầu tư thu lợi như tại các dự án đường tránh với lý do tăng cường mặt đường, nhà đầu tư xin làm thêm 5 - 10km ở quốc lộ rồi đặt trạm thu phí. Người dân sống trong khu vực chỉ đi qua 5 - 10km đó, không sử dụng đường tránh cũng phải trả tiền.
Trong khi đó, chúng ta đã có quy định trạm thu phí phải cách nhau tối thiểu 70km, nhưng không hiểu sao Bộ Tài chính lại cho cơ chế mềm là trong trường hợp dưới 70km thì thỏa thuận với địa phương rồi trình lên. Đây là cơ chế xin, cùng đó, Bộ GTVT thỏa thuận với nhà đầu tư trên cơ sở những dự án tương tự như tạo ra ân huệ thỏa thuận.
Từ kiểm tra thực tế, đại điện cơ quan Kiểm toán cho rằng khi tính toán phương án tài chính ban đầu dựa vào lưu lượng xe, mỗi nhà đầu tư lại làm một khác. Ví dụ, nhà đầu tư chỉ đếm xe 2 ngày rồi quy ra cả 365 ngày trong một năm.
Do vậy, Kiểm toán Nhà nước đề nghị loại bỏ “cơ chế mềm” trong việc phân định khoảng cách giữa các trạm thu phí. Cùng đó, hiện chưa có cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định dự án đầu tư BOT giao thông mà do nhà đầu tư tự thực hiện nên không được khách quan.
Chính vì vậy, thời gian thu phí được ký kết chưa chính xác. Có dự án sau khi được kiểm toán đã chỉ ra chênh lệch thời gian thu phí so với phương án ban đầu đến 25% - tương đương với 5,5 năm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, vấn đề người dân kêu nhiều vì Nhà nước quên đi vai trò, nghĩa vụ của mình. Ở đây là Nhà nước được ủy quyền để xây dựng hạ tầng phù hợp vói sự đóng góp của người dân.
Nhưng vì một lý do nào đó đã để nhà đầu tư BOT không cho người dân được quyền lựa chọn dịch vụ cung ứng. Do vậy, ngay từ khi lập dự án khả thi, Nhà nước phải đứng ra thực hiện sau đó đấu thầu rộng rãi thay vì việc chỉ định thầu dự án BOT như hiện nay.
Minh Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24