--> -->

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, chiều 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tóm tắt tổng hợp kết quả giám sát cho biết, về cơ bản, nội dung của các văn bản được ban hành đều bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hoặc còn những vướng mắc, bất cập, có thể tạo ra kẽ hở trong công tác quản lý cần được rà soát, hoàn thiện. Có văn bản còn nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể, chưa có sự thống nhất giữa các văn bản luật gây khó khăn trong triển khai thực hiện.

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo. Ảnh: Quốc hội

Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi giám sát được ban hành đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên vẫn còn 1 văn bản có sai sót kỹ thuật về căn cứ pháp lý và đã được phát hiện, sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Theo báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, vẫn còn nhiều văn bản quy định chi tiết được ban hành chậm hơn so với thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết. Cụ thể như: Trong số 325 văn bản được giám sát, có 32 văn bản ban hành chậm hơn thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết; trong đó văn bản chậm ít nhất là 14 ngày, văn bản chậm nhiều nhất là 35 tháng 24 ngày, một số văn bản chậm từ 22 đến 25 tháng. Ngoài ra, có 83 điều, khoản thuộc 24 luật, 1 pháp lệnh, 05 nghị quyết giao quy định chi tiết nhưng chưa ban hành văn bản…

Đánh giá chung kết quả đạt được, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, so với các kỳ giám sát trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2023 đã có sự chuyển biến tích cực, đạt những kết quả đáng khích lệ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của một số cơ quan còn chưa được thực hiện thường xuyên, chủ động, kịp thời phát hiện, kiến nghị cơ quan ban hành văn bản khắc phục những thiếu sót, sai phạm trong việc ban hành văn bản và báo cáo kết quả khắc phục đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Tình trạng chậm ban hành văn bản tuy đã có bước khắc phục nhưng vẫn còn tồn tại. Vẫn còn nợ đọng văn bản, văn bản có nội dung chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật đã được kết luận, kiến nghị hướng xử lý cụ thể trong kỳ giám sát trước nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục…

Trên cơ sở kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ giám sát năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp các đề xuất, kiến nghị đối với các cơ quan. Trong đó, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh; tăng cường quy định trực tiếp trong các luật, nghị quyết, pháp lệnh, hạn chế thấp nhất việc phải giao quy định chi tiết.

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội trong năm 2023 có nhiều đổi mới trong công tác thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật, kết quả đạt được cơ bản tốt hơn so với năm 2022.

Bên cạnh đó, việc tiến hành giám sát một số cơ quan vẫn còn hạn chế, do vậy trên cơ sở kết quả giám sát lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao các cơ quan tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật.

Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội tiếp tục thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách theo đúng tinh thần Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15. Để kịp thời phát hiện các văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, có dấu hiệu trái pháp luật, đề nghị các cơ quan chủ động thực hiện, không yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành báo cáo.

Kết hợp hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật với giám sát khác như giám sát chuyên đề, tổ chức giải trình, xem xét đơn thư, khiếu nại tố cáo và công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật để đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể hơn về nội dung văn bản, đặc biệt là tính khả thi, cũng như tác động về kinh tế - xã hội việc chậm ban hành các văn bản hoặc ban hành các văn bản không hợp hiến, không đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật...

Phương Thảo

Nên xem

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Hội nghị biểu dương công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu trên quê hương Bác năm 2025.
Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Thời gian gần đây, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sử dụng các bài thuốc ruyền miệng để chữa bệnh. Với việc tin tưởng sử dụng những bài thuốc truyền miệng thường là các phương thuốc dân gian được truyền lại qua nhiều đời, được coi là cách chữa bệnh hiệu quả và ít tác dụng phụ, đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

191 đoàn viên, người lao động đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Ngày 11/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc chị M tố bị người đi ô tô bán tải dùng gậy giống dùi cui đánh vào đầu vì... không nhường đường, Công an phường Phúc La (Hà Nội) đã khẩn trương làm rõ, xác định danh tính đối tượng có hành vi bạo lực.
Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Hướng tới chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, đồng thời hưởng ứng Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tổ chức Hội thao Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) toàn huyện năm 2025.
Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Tối ngày 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa Quốc tế Bắc Hà tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 215 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.

Tin khác

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Chính phủ đã thông qua và ban hành 2 Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã năm 2025.
Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình, hoàn thành việc sắp xếp 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TU về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.
Nga tổ chức duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva

Nga tổ chức duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva

Đúng 10 giờ ngày 9/5 theo giờ địa phương, tức là 14 giờ ngày 9/5, theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva đã bắt đầu.
Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 còn chưa giải quyết và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Theo đặc phái viên TTXVN, sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, chiều tối 8/5 (theo giờ địa phương), chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Vnukovo 2, thủ đô Moskva, Liên bang Nga, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Cấp thiết xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội

Cấp thiết xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tính cấp thiết đầu tư xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội đồng bộ với tiến độ của sân bay Gia Bình, vì vậy, thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh có thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, bảo đảm hiệu quả đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đơn giá, định mức không để xảy ra sơ hở, thất thoát, lãng phí.
Xem thêm
Phiên bản di động