--> -->

Ca trù - “đặc sản” văn hóa trong lòng phố cổ

Từ khi nghệ thuật ca trù được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, đến nay số lượng các câu lạc bộ ca trù của Thủ đô thành lập ngày một nhiều hơn. Ngay cả khi, ca trù đối mặt với nguy cơ rơi vào quên lãng thì ở Hà Nội - loại hình nghệ thuật diễn xướng này vẫn mạnh mẽ tồn tại…
ca tru dac san van hoa trong long pho co Người “giữ lửa” nghề hát Ca trù
ca tru dac san van hoa trong long pho co Ngày xuân ghé thăm “đất tổ” ca trù

Ca trù thịnh hành từ thế kỷ XIV, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Tên gọi ca trù cũng đã được tài liệu cổ ghi nhận. Trên các tài liệu Hán Nôm, chữ “trù” trong “ca trù” đều dùng chữ “trù”.

Theo đó, “trù” là thẻ làm bằng tre, trên thẻ có ghi số tiền (hoặc quy định ngầm với nhau là mỗi thẻ tương ứng với một khoản tiền), dùng để thưởng cho đào và kép ngay trong khi biểu diễn thay cho việc thưởng bằng tiền mặt, cuối chầu hát sẽ căn cứ vào số thẻ mà tính tiền trả cho đào và kép đàn hoặc cho giáo phường. Tuy nhiên ca trù, với ý nghĩa là một lối hát có dùng thẻ để thưởng như đã nói ở trên thì chỉ có ở hát ca trù ở đình đền, tức là hát thờ. Ngoài ra, ca trù còn rất nhiều tên gọi khác như hát ả đào, hát cô đầu…

ca tru dac san van hoa trong long pho co
Ảnh minh họa

Về nhạc cụ biểu diễn, có 3 loại nhạc cụ chính là phách, đàn đáy và trống chầu. Cỗ phách chỉ là một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bàn phách và hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Gõ hai dùi vào cỗ phách tạo nên tiếng. Nhạc cụ đặc trưng của ca trù chính là đàn đáy. Thùng đàn hình chữ nhật hay hình thang, mặt đàn bằng cây ngô đồng, có mặt mà không có đáy, cần rất dài, gắn mười hay mười một phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa bề dài của dây đàn. Đàn mắc ba dây tơ, có cách nhấn khác thường, tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, lúc chân phương khi dìu dặt, dễ đi vào lòng người. Góp thêm âm hưởng trong ca trù là trống chầu. Trống chầu trong ca trù cũng khác với trống chầu trong tuồng, hát bội… cả ở kích thước lẫn cách đánh.

Từ nhiều năm nay, đình Kim Ngân ở 42 Hàng Bạc là địa điểm thường xuyên diễn ra các canh hát do Câu lạc bộ CLB Ca trù Hà Nội tổ chức. Nơi đây cũng là không gian tín ngưỡng linh thiêng của người Hà Nội và là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội. Đến đây, các du khách sẽ có dịp được thưởng thức tiếng đàn, nhịp phách cùng những âm thanh trong trẻo của những câu hát ca trù vang vọng trong không gian cổ kính, trầm mặc của ngôi Đình Kim Ngân.

Nicole và Allanca là những du khách Úc lần đầu tiên đến Việt Nam du lịch, đây cũng là lần đầu tiên hai bạn trẻ này được nghe hát ca trù. Cả hai đều rất hào hứng với việc khám phá và tìm hiểu các nhạc cụ trong ca trù. Nicole thì thử sức với cây đàn đáy, còn Allanca lại thích thú khám phá và trải nghiệm với chiếc đàn tì bà.

Một du khách khác lại tò mò với nhịp sênh, nhịp phách… Anh Vũ Thanh Duy, một Việt kiều Mỹ trở lại Việt Nam sau 30 năm chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được trực tiếp nghe các nghệ sĩ hát ca trù. Tiếng hát trong trẻo, làm rung động đến tận sâu trong trong tim tôi. Tôi thấy rất tự hào về nghệ thuật truyền thống của đất nước mình. Các nghệ sĩ thật tuyệt vời”.

Các ca nương, kép đàn của CLB Ca trù Hà Nội đắm mình trong những câu hát “hồng hồng, tuyết tuyết”, từng bước dẫn dắt du khách trở về không gian ca quán xưa của nghệ thuật ca trù, để du khách hiểu thêm về một di sản văn hóa của Việt Nam.Trước mỗi buổi hát, du khách đều được nghe giới thiệu sơ lược về nghệ thuật ca trù, về lịch sử phát triển, những thăng trầm của loại hình nghệ thuật này. Bên cạnh đó, du khách còn được hướng dẫn “luật” nghe ca trù…

Sau buổi biểu diễn, du khách được dành riêng một khoảng thời gian để tìm hiểu và chơi thử những nhạc cụ được sử dụng trong ca trù như trống, phách, đàn tỳ bà, đàn đáy… Lượng khách đến với canh hát chủ yếu là các khán giả người nước ngoài, sau mỗi buổi biểu diễn, mọi người đều nấn ná chưa muốn về ngay. Ai cũng chờ để được giao lưu với các nghệ sĩ, nghệ nhân để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tò mò muốn tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc của dân tộc Việt. Sau đó là chụp ảnh để ghi nhớ những khoảnh khắc đẹp và kỷ niệm khó phai với các nghệ sỹ.

Nicole và Allanca là những du khách Úc lần đầu tiên đến Việt Nam du lịch, đây cũng là lần đầu tiên hai bạn trẻ này được nghe hát ca trù. Cả hai đều rất hào hứng với việc khám phá và tìm hiểu các nhạc cụ trong ca trù. Nicole thì thử sức với cây đàn đáy, còn Allanca lại thích thú khám phá và trải nghiệm với chiếc đàn tì bà. Một du khách khác lại tò mò với nhịp sênh, nhịp phách… Anh Vũ Thanh Duy, một Việt kiều Mỹ trở lại Việt Nam sau 30 năm chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được trực tiếp nghe các nghệ sĩ hát ca trù. Tiếng hát trong trẻo, làm rung động đến tận sâu trong trong tim tôi. Tôi thấy rất tự hào về nghệ thuật truyền thống của đất nước mình. Các nghệ sĩ thật tuyệt vời”.

Đều đặn một tuần ba buổi, vào các tối thứ Hai, thứ Tư và Chủ nhật, CLB Ca trù Hà Nội lại bắt đầu những canh hát của mình. Khán giả đến với các canh hát chủ yếu là khách du lịch nước ngoài. Ca nương Ngọc Hân – một thành viên của CLB chia sẻ mối nhân duyên đưa cô đến với ca trù cũng thật đặc biệt: “Hân không theo học âm nhạc mà theo học ngành y, một lần tình cờ được nghe hát ca trù, Hân bị mê ngay, Hân cảm thấy môn nghệ thuật này rất cuốn hút, khác lạ dù lúc đó mình còn hiểu rất ngô nghê ý nghĩa của từng lời hát. Rồi Hân quyết định dành thời gian học hỏi từ các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ Bạch Vân. Tới giờ cũng đã gắn bó với CLB hơn 10 năm rồi”.

Nhớ lại những ngày đầu biểu diễn, NSƯT Bạch Vân, Chủ nhiệm CLB Ca trù Hà Nội cho biết: “Thời kỳ đầu, nhiều hôm chúng tôi biểu diễn không có ai đến nghe. Chúng tôi cũng rất lo lắng. Nhưng với những giá trị độc đáo, chúng tôi tin rằng dần dần, nghệ thuật ca trù sẽ tìm được chỗ đứng, và nó sẽ trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo với du khách”. Sau một thời gian dài cố gắng, đến nay, lượng khách đến với các canh hát đã khá đều đặn.

Các chương trình biểu diễn của CLB Ca trù Hà Nội đã trở thành một phần của văn hóa phố cổ Hà Nội. “Mỗi buổi biểu diễn, tôi thường dành thời gian trò chuyện với du khách, tìm hiểu xem cảm nhận của họ về bộ môn nghệ thuật này. Hầu hết du khách đều tỏ ra rất thích thú, họ nói rằng, đây là loại hình âm nhạc đặc trưng của Việt Nam, không giống ở các nước khác. Nhiều người còn ngỏ lời cảm ơn tôi vì đã gìn giữ môn nghệ thuật này, để họ có cơ hội được thưởng thức khi đến Hà Nội”, NSƯT Bạch Vân cho biết.

Tuy vậy, NSƯT Bạch Vân cũng bày tỏ mong muốn, để ca trù thực sự trở thành một nét văn hóa phố cổ, là điểm đến hấp dẫn du khách, rất cần có sự chung tay của các nhà quản lý văn hóa, du lịch, của các công ty du lịch trong việc tạo điều kiện và giới thiệu du khách đến thưởng thức loại hình nghệ thuật này. “Nếu chúng ta có thể tạo điều kiện để du khách được thưởng thức âm nhạc dân tộc trong một không gian truyền thống, để du khách nghe, cảm nhận và hình dung ra những nét sinh hoạt văn hóa của người Việt xưa, thì nghệ thuật ca trù sẽ trở thành một điểm đến được nhiều du khách yêu thích, mỗi khi đến Hà Nội”, NSƯT Bạch Vân bộc bạch.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Nhận thức rõ thi đua là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có phong trào thi đua đạt danh hiệu “Sáng kiến sáng tạo”.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Hội nghị biểu dương công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu trên quê hương Bác năm 2025.
Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Thời gian gần đây, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sử dụng các bài thuốc ruyền miệng để chữa bệnh. Với việc tin tưởng sử dụng những bài thuốc truyền miệng thường là các phương thuốc dân gian được truyền lại qua nhiều đời, được coi là cách chữa bệnh hiệu quả và ít tác dụng phụ, đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

191 đoàn viên, người lao động đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Ngày 11/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc chị M tố bị người đi ô tô bán tải dùng gậy giống dùi cui đánh vào đầu vì... không nhường đường, Công an phường Phúc La (Hà Nội) đã khẩn trương làm rõ, xác định danh tính đối tượng có hành vi bạo lực.

Tin khác

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Tối ngày 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng 14 tỉnh, thành phố tổ chức Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" từ ngày 16 đến 20/5/2025 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Ngày 9/5, Trường Đại học Văn Lang có thông báo chính thức liên quan đến việc sinh viên N.N.G (khóa 29, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc) có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh trong sự kiện diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối ngày 29/4/2025.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả nổi tiếng và người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, đã qua đời vào lúc 19h10 tối 2/5/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 107 tuổi. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 5/5 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 198, Hà Nội.
Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Đây là thông báo mới nhất phát đi chiều nay (3/5) từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh liên quan tới việc chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức, một trong những sự kiện thuộc chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Tối nay (2/5), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”, nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên sóng VTV1.
Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội những ngày này đi đâu cũng thấy màu cờ đỏ trang trọng, màu sắc vui tươi, đầy ý nghĩa của tranh cổ động. Cùng với dòng chảy thời gian, mọi thứ có thể thay đổi nhưng sức sống và vai trò của tranh cổ động, phản ánh những sự kiện quan trọng của địa phương, đất nước thì mãi trường tồn. Giờ tìm được lớp người: “muôn năm cũ” chuyên về dòng tranh cổ động không phải chuyện dễ. Chúng tôi tìm về thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội để tìm một người như thế.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Xem thêm
Phiên bản di động