Bồi đắp văn hóa cồng chiêng của người Mường
Nhiều điểm vui chơi tại Hà Nội "vắng tanh" do ảnh hưởng của dịch Covid-19 | |
Khách sạn phố cổ giảm giá phòng kịch sàn, ồ ạt rao bán |
Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở 14 xã thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai..., chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường. Trong nền văn hóa đa sắc của các dân tộc, cồng chiêng của người Mường là một di sản hết sức đặc biệt. Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ.
Những năm qua, Hà Nội đã luôn nỗ lực đề ra giải pháp tốt nhất để bảo tồn di sản, phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của Thủ đô. Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp được khôi phục. Điển hình tại xã Ba Trại (huyện Ba Vì), đây là nơi văn hóa cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng đã ăn sâu, bám rễ vào mọi mặt đời sống.
Nhiều năm trở lại đây, vươn ra khỏi đời sống gia đình, cồng chiêng xã Ba Trại đã đến gần hơn với công chúng, mỗi khi khai mạc mùa du lịch, những đội cồng chiêng lại được dịp biểu diễn say sưa trước thập phương du khách.
Văn hóa cồng chiêng người Mường tại xã Ba Trại (huyện Ba Vì) được bảo tồn và phát huy. |
Theo bà Bạch Tố Uyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ba Trại, đã có khoảng thời gian một vài nét văn hóa đặc trưng của người Mường tại địa phương có nguy cơ bị cuốn theo dòng chảy của nhịp sống hiện đại.
Thực hiện Đề án “Bảo tồn bản có văn hóa dân tộc thiểu số” giai đoạn 2015 - 2020 và cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2018 - 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ba Trại đã tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động tuyên truyền giữ gìn truyền thống tốt đẹp, để văn hóa cồng chiêng ngày càng lan tỏa trong đời sống.
Hiện nay xã Ba Trại duy trì 5 bộ cồng chiêng lưu giữ ở các thôn. Ngoài ra, trong vòng 3 năm, xã đã có 3 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ cồng chiêng được thành lập với sự tham gia của gần 60 thành viên, trong đó phần lớn là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ba Trại.
Tự hào là một trong những thành viên gắn bó câu lạc bộ Cồng Chiêng từ ngày mới thành lập, bà Đinh Thị Nhung (Thôn 5, xã Ba Trại) hồ hởi: “Biểu diễn cồng chiêng hát tiếng Mường hiện nay chủ yếu là phụ nữ do đó chúng tôi nhận thức được bản thân mình phải thừa kế giá trị văn hóa lớp người đi trước truyền dạy lại cho con cháu. Khi tham gia câu lạc bộ chúng tôi có cơ hội đóng góp phát huy truyền thống của đồng bào mình”.
Theo đó, hàng năm các thành viên trong câu lạc bộ đều tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, các bậc nghệ nhân tích cực truyền dạy lại những tiết tấu, âm hưởng của tiếng chiêng bắt nhịp theo nhịp đối của chiêng, khơi lại lời hát ví, hát đối, các bài hát, điệu múa mang đậm bản sắc của dân tộc Mường.
Các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ cồng chiêng được thành lập lưu giữ nét văn hóa truyền thống. |
“Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động tập trung đông người, giao lưu văn hóa giữa các câu lạc bộ có sự hạn chế, kém sôi nổi hơn. Tuy nhiên, chúng tôi luôn nỗ lực giữ gìn di sản, không để văn hóa núi rừng bị nhạt nhòa trong mỗi gia đình”, bà Bạch Tố Uyên chia sẻ.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ba Trại cho biết thêm, ngày nay, văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường tại xã Ba Trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn. Nguyên nhân là do đặc điểm của xã Ba Trại là xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Ba Vì, đồng thời là địa bàn sinh sống xen kẽ giữa người Kinh và người Mường, dân cư sống rải rác và trình độ nhận thức của nhân dân không đồng đều.
Do đó, bà Bạch Tố Uyên cũng cho rằng, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số xã Ba Trại, ngoài sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá di sản, nâng cao nhận thức về các giá trị di sản văn hóa cho cộng đồng cư dân để người dân có ý thức chủ động trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05