-->

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà người có công Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3 Phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Thủ đô năm 2024

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 28/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, ứng phó với bão lũ, thành phố Hà Nội đã yêu cầu tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, xây dựng kịch bản, kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” một cách thực chất để bảo đảm sự chủ động ứng phó, không lơ là, chủ quan trong mọi tình huống; giao các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách địa bàn trực tiếp xuống cơ sở để chỉ đạo.

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3.

Tuy nhiên, do bão số 3 có phạm vi ảnh hưởng rất rộng và cường độ rất mạnh, cùng với tình hình mưa, lũ lớn sau bão rất phức tạp, gây thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, bão lũ đã làm 4 người chết, 28 người bị thương; gần 100.000 cây bị gãy, đổ (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); làm tốc mái hơn 3.000 mái tôn; hơn 2.800 gia súc bị chết, 460.000 gia cầm bị chết, thất lạc; 30.000 hộ dân bị ngập lụt nhà ở; hơn 23.000ha lúa bị gãy, đổ, dập nát; hơn 4.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại... Mưa lũ lớn đã gây ra 40 sự cố đê điều, hơn 150 sự cố công trình thủy lợi… Ước thiệt hại ban đầu trong sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ là hơn 2.287 tỷ đồng; trong đó trồng trọt là 1.956 tỷ đồng, chăn nuôi là 32 tỷ đồng, thủy sản là 299 tỷ đồng...

Khắc phục hậu quả, thành phố Hà Nội đã tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người mất, người bị thương và gia đình bị thiệt hại do thiên tai. Đồng thời tập trung huy động nhân lực, thiết bị xử lý cây xanh bị đổ, gãy, bật gốc… để bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; khôi phục, bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, hệ thống thông tin; đã sơ tán, di dời hơn 78.000 người tại các địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Hỗ trợ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão lũ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã kêu gọi và tiếp nhận đăng ký ủng hộ hơn 200 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân. Từ nguồn lực này đã hỗ trợ nhân dân Thủ đô 15,9 tỷ đồng, hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại 85,94 tỷ đồng và nhiều nhu yếu phẩm...

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.

Với nguồn lực này, thành phố Hà Nội bổ sung cho các quỹ là 1.290 tỷ đồng (qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách thành phố Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Khuyến nông); hỗ trợ khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất nông nghiệp theo Nghị định số 02 của Chính phủ khoảng 148 tỷ đồng; ban hành nghị quyết của HĐND Thành phố về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông năm 2024 với số tiền khoảng 213 tỷ đồng; chi khắc phục các sự cố công trình thủy lợi, đê điều khoảng 694 tỷ đồng.

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3
Các lực lượng xử lý cây xanh bị đổ do bão số 3.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cơn bão số 3 đã đi qua nhưng hậu quả để lại còn nhiều việc phải làm. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp chống úng ngập tại những địa phương vẫn còn bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sau bão, đặc biệt là địa phương còn nhiều người sơ tán như Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai; tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống sau bão lũ…

Để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian tới, thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ban, bộ, ngành của trung ương quan tâm nghiên cứu, đề xuất đầu tư công trình điều tiết thượng nguồn sông Cà Lồ; hỗ trợ kinh phí, cho phép nghiên cứu, xây dựng và sớm triển khai đầu tư hệ thống công trình đê điều, thủy lợi và các hồ chứa lớn trên địa bàn thành phố; hỗ trợ thực hiện đề án tổng thể nâng cấp hệ thống đê điều để hoàn chỉnh mặt cắt đê bảo đảm tối thiểu 2 làn xe và nâng cấp tải trọng xe đi trên đê góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Thành phố Hà Nội cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, áp dụng các giải pháp công trình, triển khai quy hoạch nhằm tiêu thoát nước cho sông Đáy và hỗ trợ, đề xuất các giải pháp ứng phó lũ rừng ngang khu vực sông Bùi, sông Tích thường xuyên gây ngập lụt tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức...

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu phương án xây dựng đập điều tiết ngang sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được duyệt trong Quy hoạch Phòng chống thiên tai và thủy lợi, nhằm giải quyết đa mục tiêu, các vấn đề về nguồn nước tưới, tiêu hiện nay trên địa bàn Thủ đô. Sớm ban hành các quy định, hướng dẫn triển khai Luật Phòng thủ dân sự; điều chỉnh Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo hướng tăng mức hỗ trợ; tháo gỡ các vướng mắc khó khăn và sửa đổi bổ sung Nghị định số 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn

Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn

(LĐTĐ) Theo Báo cáo số 38/BC-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi và an toàn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được duy trì đảm bảo tốt...
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công trong năm 2021 - 2024; đồng thời quyết định thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn...
Xem thêm
Phiên bản di động